NHỮNG LƯU Ý VỀ PHÁP LÝ TRONG HỢP ĐỒNG CHO MƯỢN MẶT BẰNG

I. Tìm hiểu về hợp đồng cho mượn mặt bằng

Hiện nay việc cho mượn tài sản trên thực tế là một trong những giao dịch khá là phổ biến ở xã hội hiện nay một trong số đó là Hợp đồng cho mượn mặt bằng. Mượn mặt bằng là việc một bên mượn một khu vực, một không gian cụ thể nào đó để thực hiện hoạt động kinh doanh để tiến hành sử dụng trong một thời gian dài hoặc cố định. Thường mặt bằng có thể là một kho, văn phòng, căn hộ, nhà xưởng, hoặc bất kỳ không gian nào có thể đáp ứng đúng nhu cầu để kinh doanh. Hợp đồng cho mượn mặt bằng này sẽ quy định cụ thể về việc bên cho mượn và bên mượn thỏa thuận với nhau về việc cho mượn tài sản mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại mặt bằng đó cho bên cho mượn khi đã đặt được mục đích mượn hay thời gian mượn đã hết.  

1. Hợp đồng cho mượn mặt bằng là gì?

Việc cho mượn mặt bằng được hiểu là cho mượn tài sản là hoạt động mang tính chất tương trợ lẫn nhau giữa các bên thực hiện giao dịch. Đây là hoạt động khá phổ biến trong đời sống. Hoạt động này thường được phát sinh giữa người thân, bạn bè, hàng xóm… Người đang sở hữu tài sản chuyển quyền sử dụng cho một người khác sử dụng, chiếm hữu trong một thời gian đã được quy định.

Căn cứ Điều 494 Luật Dân Sự 2015 thì Hợp đồng cho mượn mặt bằng là sự thỏa thuận giữa bên cho mượn và bên được cho mượn, thực hiện theo đó là bên được cho mượn không cần phải trả tiền và sẽ trả lại mặt bằng khi hết thời gian mượn và mục đích mượn đã đạt được (chuyển giao quyền sử dụng lại cho bên cho mượn).

Hoạt động cho mượn mặt bằng này thường người cho mượn là người không tính toán vấn đề kinh tế với người được cho mượn. Tuy nhiên, ở một số trường hợp vô ý hay cố ý làm hỏng tài sản hoặc là muốn chiếm đoạt tài sản cho mượn. Chính vì vậy việc đưa ra một quy định pháp luật là hoàn toàn hợp lý chính vì nó sẽ bảo vệ người cho mượn tại sản nhằm xác định rõ quan hệ của hai chủ thể khi thực hiện giao kết hợp đồng cho mượn mặt bằng, hạn chế trường hợp lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. 

2. Điều kiện để giao kết hợp đồng cho mượn mặt bằng

Quan hệ cho mượn tài sản được thiết lập từ thời điểm chuyển giao tài sản. Mặc dù các bên đã thỏa thuận xong những nội dung cơ bản của hợp đồng nhưng chưa thực hiện việc chuyển giao tài sản, thì không thể yêu cầu các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Hợp đồng cho mượn mặt bằng là một dạng hợp đồng thực tế, trong đó bên cho mượn chuyển giao tài sản của mình cho bên mượn sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận mà không nhận được bất kỳ sự đền bù nào. Do vậy, bên cho mượn tham gia hợp đồng chủ yếu vì lợi ích của bên mượn, không đặt nặng yếu tố kinh tế. 

Khi bên cho mượn đồng ý cung cấp mặt bằng nhưng vì lý do nào đó không thực hiện việc bàn giao, không thể ép buộc họ phải thực hiện cam kết của mình. Theo quy định, đối tượng của hợp đồng cho mượn phải là một hoặc nhiều tài sản cụ thể. Trong trường hợp này, khái niệm tài sản không nên hiểu theo nghĩa chung theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, mà cần hiểu rõ là những vật cụ thể, có thể chiếm hữu và mang lại lợi ích cho bên mượn. 

Đối tượng của hợp đồng cần là vật đặc định, không bị tiêu hao, được quy định tại theo pháp luật dân sự Việt Nam Điều 112 và 113 quy định:

Vật tiêu hao là những vật mất đi hoặc không còn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu sau một lần sử dụng, do đó, chúng không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc cho mượn. Ngược lại, vật không tiêu hao có thể sử dụng nhiều lần mà vẫn giữ được đặc tính ban đầu. 

Vật cùng loại là những vật có hình dáng, tính chất và tính năng sử dụng giống nhau, có thể thay thế lẫn nhau khi có cùng chất lượng. Trong khi đó, vật đặc định được phân biệt với các vật khác nhờ những đặc điểm riêng như ký hiệu, hình dáng, màu sắc, hoặc chất liệu.

Khi hết thời hạn hợp đồng, bên mượn phải có trách nhiệm trả lại mặt bằng về tình trạng ban đầu cho chủ nhân của nó đúng như lời hứa hai bên đã thoả thuận .

II. Quy định pháp luật về hợp đồng cho mượn mặt bằng

Hợp đồng mượn mặt bằng rất phổ biến trong các giao dịch dân sự, thực hiện hoạt động trao quyền cho nhau, một bên trao quyền sử dụng tài sản của mình cho bên khác mà không yêu cầu đền bù.

Theo Bộ luật Dân sự 2015, bất động sản được quy định bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau. Cụ thể, bất động sản không chỉ giới hạn ở đất đai, mà còn bao gồm nhà cửa, công trình xây dựng gắn liền với đất, và các tài sản khác gắn liền với đất hoặc công trình đó. Ngoài ra, còn có những tài sản khác theo quy định của pháp luật cũng được xem là bất động sản. 

Tuy nhiên, khái niệm bất động sản trong thực tiễn không chỉ dừng lại ở đất đai hay nhà cửa, mà có thể mở rộng sang các tài sản như căn hộ, kiot, một số tầng trong chung cư, hoặc các khu đất và nhà có giá trị sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận. Đặc biệt, trong các hợp đồng thuê mặt bằng để kinh doanh, bất động sản chủ yếu bao gồm nhà ở thương mại, vốn là loại tài sản được xây dựng để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua theo cơ chế thị trường.

Theo quy định tại Điều 497 Bộ luật Dân sự 2015, bên mượn mặt bằng có các quyền sau:

Sử dụng mặt bằng đúng theo công dụng và mục đích đã được thỏa thuận giữa các bên. Yêu cầu bên cho mượn thanh toán các chi phí hợp lý cho việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị mặt bằng, nếu có thỏa thuận. Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của mặt bằng trong quá trình sử dụng.

Bên cạnh đó, theo Điều 496 Bộ luật Dân sự 2015, bên mượn mặt bằng có các nghĩa vụ sau:

Giữ gìn, bảo quản mặt bằng và không tự ý thay đổi tình trạng mặt bằng; nếu mặt bằng bị hư hỏng thông thường, bên mượn phải sửa chữa. Không cho người khác mượn lại mặt bằng, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn. Trả lại mặt bằng đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả, bên mượn phải trả ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được. Bồi thường thiệt hại nếu làm mất, hư hỏng mặt bằng trong quá trình sử dụng. Chịu trách nhiệm rủi ro đối với mặt bằng trong thời gian chậm trả.

1. Nội dung cơ bản của hợp đồng cho mượn mặt bằng

Trong quá trình soạn thảo hợp đồng cho mượn mặt bằng, việc nắm rõ các yếu tố cơ bản là rất quan trọng để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cả hai bên được bảo vệ một cách đầy đủ và hợp pháp. 

Hợp đồng mượn mặt bằng thường có những nội dung như sau:

  • Đối tượng của hợp đồng: mặt bằng được cho mượn.
  • Thời hạn mượn mặt bằng: Thời gian mà bên mượn được sử dụng mặt bằng
  • Mục đích sử dụng: Quy định rõ ràng về mục đích mà bên mượn sẽ sử dụng mặt bằng.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên: Nêu cụ thể trách nhiệm và quyền lợi của cả bên mượn và bên cho mượn.
  • Điều khoản về bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm: Quy định các trường hợp gây thiệt hại hoặc vi phạm hợp đồng và cách thức xử lý.
  • Phương thức giải quyết tranh chấp: Cách giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng.
  • Cam kết của các bên: Mỗi bên đưa ra cam kết về việc thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng.

Ngoài những điều khoản này, các bên cũng có thể thỏa thuận bổ sung các nội dung khác tùy theo nhu cầu và tình huống cụ thể phù hợp đối với các bên tham gia và pháp luật Việt Nam.

2. Hình thức của hợp đồng cho mượn mặt bằng

Theo Điều 119 về hình thức giao dịch dân sự bao gồm hình thức được thể hiện dưới dạng văn bản cụ thể, lời nói hay hành động cụ thể. Bên cạnh đó, giao dịch dân sự cũng có thể thể hiện dưới hình thức phương tiện điện tử, dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. 

Tuy nhiên, với hợp đồng cho mượn mặt bằng, các bên có quyền tự do thỏa thuận về hình thức, có thể bằng miệng hoặc văn bản, nhưng cần phải đảm bảo rõ ràng về đối tượng hợp đồng và các yêu cầu liên quan đến mặt bằng cho mượn, nhằm tránh tranh chấp về sau.

III. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến hợp đồng cho mượn mặt bằng

Khi tham gia vào một hợp đồng cho mượn mặt bằng, các bên thường gặp phải nhiều câu hỏi về quyền và nghĩa vụ của mình, đặc biệt là trong những tình huống bất ngờ như chấm dứt hợp đồng hoặc các yêu cầu pháp lý về công chứng.

1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng cho mượn mặt bằng không cần báo trước

Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng cho mượn mặt bằng, bên cho mượn có quyền chấm dứt hợp đồng trong một số trường hợp nhất định mà không cần phải báo trước, nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Điều này được quy định rõ ràng trong pháp luật nhằm đảm bảo tính linh hoạt cho bên cho mượn khi xảy ra những tình huống khẩn cấp hoặc vi phạm hợp đồng từ phía bên mượn

Theo Điều 499 Bộ Luật Dân sự 2015, bên cho mượn tài sản có quyền đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn, hoặc đòi lại trước thời hạn nếu có nhu cầu đột xuất và cấp bách, với điều kiện phải báo trước hợp lý. Bên cho mượn cũng có thể lấy lại tài sản nếu bên mượn sử dụng không đúng mục đích, cách thức đã thỏa thuận, hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý. Ngoài ra, bên cho mượn có quyền yêu cầu bồi thường nếu tài sản bị hư hại do bên mượn gây ra.

1.1 Đòi lại mặt bằng khi đã đạt được mục đích sử dụng:

Nếu trong hợp đồng không quy định cụ thể về thời hạn mượn mặt bằng, bên cho mượn có quyền yêu cầu bên mượn trả lại mặt bằng ngay sau khi mục đích sử dụng của bên mượn đã hoàn thành. Đây là trường hợp phổ biến khi hợp đồng chỉ thỏa thuận mượn trong một khoảng thời gian không xác định nhưng có mục đích rõ ràng.

1.2 Đòi lại mặt bằng khi có nhu cầu cấp bách:

Trong trường hợp bên cho mượn đột ngột cần sử dụng lại mặt bằng vì lý do cá nhân hoặc kinh doanh, mặc dù bên mượn chưa hoàn thành mục đích sử dụng, bên cho mượn vẫn có thể đòi lại tài sản. Tuy nhiên, pháp luật yêu cầu bên cho mượn phải thông báo trước một khoảng thời gian hợp lý cho bên mượn để tránh gây khó khăn quá lớn cho họ. Việc thông báo này giúp đảm bảo quyền lợi của cả hai bên, tránh tình trạng đột ngột thu hồi mặt bằng gây thiệt hại không đáng có cho bên mượn.

1.3 Đòi lại mặt bằng khi có vi phạm hợp đồng:

Khi giao kết hợp đồng cho mượn mặt bằng, việc tuân thủ các điều khoản đã thỏa thuận là yếu tố then chốt đảm bảo sự hợp tác bền vững giữa các bên. Tuy nhiên, không phải lúc nào bên mượn cũng sử dụng mặt bằng đúng với mục đích và cách thức như trong hợp đồng. Trong những trường hợp vi phạm, pháp luật trao quyền cho bên cho mượn có thể đòi lại tài sản mà không cần phải thông báo trước, nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Điều này không chỉ giúp ngăn chặn những hành vi sử dụng mặt bằng không hợp lệ, mà còn đảm bảo tài sản được khai thác đúng với mục đích ban đầu, hạn chế những rủi ro phát sinh từ việc vi phạm hợp đồng.

Nếu bên mượn sử dụng mặt bằng không đúng mục đích hoặc sai cách thức đã thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc tự ý cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn, bên cho mượn hoàn toàn có quyền đòi lại tài sản mà không cần báo trước. Điều này nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm hợp đồng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên cho mượn, đồng thời đảm bảo rằng tài sản được sử dụng đúng với những gì đã cam kết ban đầu. 

Việc quy định rõ ràng các trường hợp chấm dứt hợp đồng cho mượn mặt bằng mà không cần báo trước góp phần duy trì sự công bằng giữa các bên trong giao dịch dân sự, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bên cho mượn và ngăn ngừa tình trạng sử dụng tài sản sai trái hoặc không đúng mục đích thỏa thuận.

2. Hợp đồng cho mượn mặt bằng có cần công chứng không?

Hợp đồng cho mượn mặt bằng không bắt buộc phải công chứng trong trường hợp các bên không có nhu cầu. Theo định nghĩa của hợp đồng mượn mặt bằng thì hợp đồng này là hoạt động trao tài sản ( mặt bằng ) cho bên mượn như thế là hình thành hợp đồng mượn mặt bằng

Như vậy, về mặt pháp lý, hợp đồng cho mượn mặt bằng có thể không cần phải công chứng nếu không có yêu cầu từ các bên. Tuy nhiên, nếu muốn tăng tính an toàn pháp lý và đảm bảo quyền lợi khi có tranh chấp, các bên có thể cân nhắc thực hiện công chứng hợp đồng.

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến hợp đồng cho mượn mặt bằng

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hợp đồng cho mượn mặt bằng. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp