NHỮNG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

 

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Với một người bình thường có đầy đủ nhận thức, năng lực hành vi dân sự thì sẽ không có quá nhiều khó khăn khi tham gia vào giao dịch dân sự. Tuy nhiên, đối với người mất năng lực hành vi dân sự thì họ không đủ khả năng tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. 

Thực trạng người mất năng lực hành vi dân sự hiện nay

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như tìm hiểu rõ hơn các quy định có liên quan đến người mất năng lực hành vi dân sự, mời quý độc giả cùng đồng hành với NPLaw trong bài viết dưới đây.

I. Thực trạng người mất năng lực hành vi dân sự hiện nay

Hiện nay, số vụ án mà có đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự ngày càng nhiều. Năng lực hành vi dân sự là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan. Chính vì thế mà những vụ án có liên quan đến người mất năng lực hành vi dân sự luôn có tính chất phức tạp, đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng phải hết sức cẩn thận trong việc xác định năng lực trách nhiệm dân sự của cá nhân để có hướng giải quyết đúng đắn.

II. Quy định pháp luật liên quan đến người mất năng lực hành vi dân sự 

Trong bài viết dưới đây, mời quý độc giả cùng với NPLaw tìm hiểu các quy định của pháp luật Dân sự về người mất năng lực hành vi dân sự.

1. Người mất năng lực hành vi dân sự là ai?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Như vậy, người mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi bị Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.

2. Ai có quyền yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự? 

Tại khoản 1 Điều 376 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự.

Do đó, chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự là người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan.

3. Điều kiện để xác định người mất năng lực hành vi dân sự? 

Như đã trình bày, người mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi bị Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.

Điều kiện để xác định người mất năng lực hành vi dân sự?

Vì vậy, để xác định một người bị coi là mất năng lực hành vi dân sự cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi;
  • Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan;
  • Bị Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của những chủ thể trên, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

4. Thẩm quyền tuyên người mất năng lực hành vi dân sự? 

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015, khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì những yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Như vậy, chủ thể có thẩm quyền tuyên người mất năng lực hành vi dân sự là Tòa án.

III. Các thắc mắc liên quan đến người mất năng lực hành vi dân sự 

Bên cạnh những quy định chung về pháp luật thì có không ít những vấn đề liên quan đến người mất năng lực hành vi dân sự, để làm rõ hơn các vấn đề này mời quý độc giả cùng với NPLaw giải đáp một số thắc mắc thường gặp sau.

1. Người mất năng lực hành vi dân sự có được giao dịch dân sự không? 

Câu trả lời là có.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 thì giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015 thì người mất năng lực hành vi dân sự có thể thực hiện các giao dịch dưới đây mà không bị vô hiệu:

  • Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
  • Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
  • Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Do đó, người mất năng lực hành vi dân sự vẫn có thể thực hiện các giao dịch dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó; giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người mất năng lực hành vi dân sự hoặc giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

2. Ai được làm người đại diện của người mất năng lực hành vi dân sự? 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 48, Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015: 

- Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Trường hợp không có người giám hộ theo trường hợp trên thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

  • Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
  • Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
  • Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Như vậy, trong trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự có sự lựa chọn đúng theo quy định pháp luật thì người được chỉ định sẽ là người bảo hộ của họ. Trường hợp không có sự lựa chọn của người mất năng lực hành vi dân sự thì tùy từng trường hợp cụ thể mà: vợ/chồng/con/cha/mẹ có thể trở thành người giám hộ. 

3. Quyết định tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự có thể bị hủy bỏ không? 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Có thể thấy, quyết định tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự có thể bị hủy bỏ khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Có yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan;
  • Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

4. Khi nào thì người tâm thần được xác định là mất năng lực hành vi dân sự? Người tâm thần có được thực hiện các giao dịch dân sự hay không? 

Như đã trình bày ở trên, theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Như vậy, một người tâm thần được xác định là mất năng lực hành vi dân sự khi Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự  dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.

Khi nào thì người tâm thần được xác định là mất năng lực hành vi dân sự? Người tâm thần có được thực hiện các giao dịch dân sự hay không?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Tuy nhiên, theo quy định khoản 2 Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015 thì người mất năng lực hành vi dân sự vẫn có thể thực hiện các giao dịch dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó; giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người mất năng lực hành vi dân sự hoặc giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

 

Do đó, người tâm thần vẫn được thực hiện các giao dịch dân sự mà pháp luật cho phép.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến người mất năng lực hành vi dân sự 

Người mất năng lực hành vi dân sự là một trong những đối tượng đặc biệt rất đáng được quan tâm trong quan hệ pháp luật vì những đặc thù về thể chất, tinh thần và sức khỏe của họ có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định các nghĩa vụ cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhóm đối tượng này. Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hãy để đội ngũ của NPLaw giúp bạn tư vấn và hỗ trợ pháp lý các vấn đề xoay quanh người mất năng lực hành vi dân sự.

Trên đây là các thông tin cần thiết mà NPLaw cung cấp tới quý Khách hàng liên quan đến người mất năng lực hành vi dân sự. Nếu vẫn còn những vướng mắc liên quan đến vấn đề trên hay có trăn trở về bất cứ lĩnh vực pháp lý nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Các Luật sư, Chuyên viên với trình độ chuyên môn cao sẽ giải đáp thắc mắc và tư vấn cụ thể, chuyên sâu hơn cho quý Khách hàng thông qua hình thức tin nhắn, qua điện thoại hoặc email tư vấn. 

Quý Khách hàng có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ – HÃNG LUẬT NPLAW

Hotline: 0913 449 968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp