Cấm tham gia hoạt động đấu thầu là một chế tài áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu.
Mục tiêu là ngăn chặn hành vi vi phạm tiếp tục tái diễn, bảo đảm tính cạnh tranh, minh bạch công bằng và hiệu quả kinh tế trong hoạt động đấu thầu.
Là biện pháp xử lý áp dụng với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về đấu thầu, dẫn đến bị cấm tham gia các hoạt động lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định.
Các trường hợp bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu được quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 bao gồm: đưa, nhận, môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật; thông thầu dưới hình thức dàn xếp, thỏa thuận, ép buộc hoặc tạo điều kiện cho một bên trúng thầu; gian lận như làm giả, sai lệch thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin không trung thực; cản trở hoạt động đấu thầu bằng cách đe dọa, che giấu chứng cứ, vi phạm an ninh mạng; không đảm bảo công bằng, minh bạch khi có xung đột lợi ích hoặc chia nhỏ dự án để chỉ định thầu trái phép; tiết lộ thông tin, tài liệu không đúng quy định; chuyển nhượng thầu trái phép vượt giá trị hoặc ngoài phạm vi hợp đồng mà không được chấp thuận; và tổ chức đấu thầu khi chưa xác định nguồn vốn, dẫn đến nợ đọng hoặc sai lệch quy trình.
Những hành vi được nêu tại mục 2 luôn bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật về đấu thầu, bao gồm cấm tham gia đấu thầu từ 6 tháng đến 5 năm, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
Sau khi hết thời hạn cấm, nhà thầu được tham gia hoạt động đấu thầu trở lại, trừ trường hợp bị cấm vĩnh viễn theo phán quyết của tòa án.
Cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp tỉnh, hoặc người có thẩm quyền trong phạm vi quản lý.
Chuyển nhượng thầu trái phép là một trong những hành vi vi phạm nghiêm trọng sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong 03-05 năm, tùy mức độ vi phạm và hậu quả gây ra
Các hành vi như vi phạm quy định về bảo đảm công bằng, minh bạch; gây cản trở hoạt động đấu thầu. Quy định tại điểm b khoản 1 Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP về xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu, một trong các hành vi vi phạm điểm b, điểm c khoản 3; khoản 5; điểm g, h, i, k, l khoản 6; khoản 8; khoản 9 Điều 16 của Luật Đấu thầu.
Nội dung của Quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu được quy định bởi Điều 125 về việc xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu Nghị Định 24/2024/NĐ-CP về xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu.
Quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu bao gồm các nội dung:
a) Tên người có thẩm quyền;
b) Tên tổ chức, cá nhân vi phạm;
c) Thời gian cấm bao gồm: thời gian cấm đối với hành vi vi phạm (nội dung vi phạm, căn cứ pháp lý để xử lý vi phạm); thời gian cấm đối với hành vi vi phạm tiếp theo (nếu có); tổng thời gian cấm;
d) Phạm vi cấm;
đ) Hiệu lực thi hành: ngày có hiệu lực và ngày kết thúc hiệu lực.
Có thể bị phạt tù từ 03-12 năm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm (Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015).
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề cấm tham gia hoạt động đấu thầu. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn