NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI MỞ CỬA HÀNG MỸ PHẨM

Để đăng ký kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam, quý khách hàng có thể lựa chọn một trong hai hình thức: Hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập doanh nghiệp. Tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh mà các giấy tờ cần thiết và thủ tục sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu các giấy tờ pháp lý liên quan đến mỹ phẩm kinh doanh, cơ sở kinh doanh và chủ thể kinh doanh. Do vậy, thủ tục đăng ký mở cơ sở kinh doanh của cửa hàng mỹ phẩm không quá phức tạp và được thực hiện theo trình tự sau đây.

I. Đăng ký mở cơ sở kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm có khó không?

Để đăng ký kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam, quý khách hàng có thể lựa chọn một trong hai hình thức: Hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập doanh nghiệp. Tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh mà các giấy tờ cần thiết và thủ tục sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu các giấy tờ pháp lý liên quan đến mỹ phẩm kinh doanh, cơ sở kinh doanh và chủ thể kinh doanh. Do vậy, thủ tục đăng ký mở cơ sở kinh doanh của cửa hàng mỹ phẩm không quá phức tạp và được thực hiện theo trình tự sau đây:

II. Quy định cơ sở kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm 

Việc thành lập và đưa cơ sở kinh doanh mỹ phẩm đi vào hoạt động tại Việt Nam được quy định và quản lý bởi các cơ quan quản lý doanh nghiệp, thuế và y tế. Quy định chủ yếu tại các văn bản như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Thông tư 06/2011/TT-BYT.

1. Điều kiện cơ sở kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm

Để thành lập cơ sở kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm theo pháp luật cần đáp ứng các điều kiện cụ thể về cơ sở kinh doanh và chính mỹ phẩm được đưa vào thị trường:

/upload/images/giay-phep/hinh-anh-1-min(1).png

 

  • Điều kiện về cơ sở kinh doanh

Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2201/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập cơ sở kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm như sau:

- Thành lập doanh nghiệp/hộ kinh doanh: Pháp luật doanh nghiệp quy định, loại hình kinh doanh mỹ phẩm không thuộc trường hợp được miễn đăng ký kinh doanh. Do đó, cửa hàng mỹ phẩm có thể được hoạt động thông qua 02 hình thức bao gồm: Hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp. Tùy thuộc theo nhu cầu và quy mô hoạt động mà khách hàng có thể lựa chọn loại hình thích hợp.

- Đồng thời, khách hàng cần phải đảm bảo chủ thể đăng ký kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

- Cơ sở kinh doanh cần thực hiện đầy đủ các thủ tục khi đăng ký kinh doanh như đảm bảo quy định về tên, địa chỉ trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật, mã ngành, nghề kinh doanh.

- Đảm bảo tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ về đăng ký thuế, kê khai và nộp thuế.

  • Điều kiện về mỹ phẩm kinh doanh

Theo Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về điều kiện đối với mỹ phẩm khi lưu thông vào thị trường như sau:

/upload/images/giay-phep/hinh-anh-2-min(1).png

 

  • Mỹ phẩm được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo Điều 3.
  • Mỹ phẩm phải có Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) theo quy định tại Điều 11
  • Mỹ phẩm đảm bảo tính an toàn, không có hại với sức khỏe con người và được đánh giá tính an toàn trên mỗi sản phẩm mỹ phẩm theo Hướng dẫn đánh giá tính an toàn mỹ phẩm của ASEAN (bao gồm: giới hạn kim loại nặng, vi sinh vật trong mỹ phẩm, thành phần công thức) theo Điều 14 và Điều 15
  • Mỹ phẩm phải được ghi nhãn theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
  • Mỹ phẩm được nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện Sản phẩm được nhập khẩu hợp pháp, được cấp mã số tiếp nhận công bố mỹ phẩm tại Điều 35 TT 06/2011/TT-BYT.

Bên cạnh những điều kiện tiên quyết về chất lượng sản phẩm mỹ phẩm mà khách hàng dự kiến kinh doanh, việc tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh những quy định có liên quan về thủ tục thành lập, quản lý và hoạt động kinh doanh là một vấn đề không kém quan trọng đối với điều kiện khi mở cửa hàng mỹ phẩm.

2. Mở cơ sở kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm cần những giấy tờ gì?

Căn cứ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật về quản lý mỹ phẩm, việc đăng ký hoạt động cơ sở kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm cần đáp ứng những giấy tờ sau đây:

1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Hộ kinh doanh/Doanh nghiệp)

2. Giấy phép kinh doanh mỹ phẩm 

3. Số tiếp nhận Phiếu Công bố mỹ phẩm

4. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) (Đối với mỹ phẩm nhập khẩu)

5. Giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng của mỹ phẩm

6. Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo, tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm

Như đã đề cập, có một số giấy tờ pháp lý cần phải được cấp phép trước khi đi vào hoạt động cửa hàng. Đồng thời, tùy theo nhu cầu thực tế của khách hàng, cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ việc xin cấp phép các giấy tờ trong quá trình hoạt động kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm. 

III. Giải đáp các thắc mắc về cơ sở kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm

1. Rủi ro khi mở cơ sở kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm là gì?

Hiện nay, ngoài những vấn đề liên quan về nguồn vốn kinh doanh, nguồn sản phẩm, khách hàng cần phải lưu ý một số rủi ro pháp lý tiềm ẩn khi kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm như sau:

/upload/images/giay-phep/hnh-anh-3-min.jpg

 

  • Không đáp ứng được điều kiện quy định về chất lượng và an toàn sản phẩm
  • Vi phạm quy định về quảng cáo
  • Hoạt động kinh doanh cửa hàng nhưng không có giấy phép kinh doanh
  • Vi phạm những quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Do đó, trong quá trình hoạt động, khách hàng cần đảm bảo thực hiện những biện pháp hiệu quả để hạn chế những rủi ro kể trên.

2. Cơ sở kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm thì có cần phải thực hiện việc đăng ký môi trường hay không?

Theo khoản 1 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2022 quy định việc đăng ký môi trường cần thực hiện khi cơ sở kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường hoặc trường hợp cửa hàng mỹ phẩm hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường 2022 có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2022) có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường. 

Do vậy, nếu cơ sở của Quý khách thuộc những trường hợp trên thì cần thực hiện việc đăng ký môi trường theo quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, đối tượng được miễn đăng ký môi trường được quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật này và được hướng dẫn tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:

- Cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh

- Cơ sở kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải với khối lượng nhỏ, được xử lý bằng công trình xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương

- Cơ sở không phát sinh khí thải phải xử lý

- Cơ sở không phát sinh chất thải nguy hại trong quá trình hoạt động 

- Không phát sinh nước thải hoặc có phát sinh nước thải nhưng đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường.

Do vậy, tùy thuộc vào quá trình hoạt động kinh doanh có phát sinh chất thải và một số điều kiện khác, cơ sở kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm có thể phải đăng ký hoặc được miễn đăng ký môi trường theo nội dung quy định trên.

IV. Tìm luật sư tư vấn về mở cơ sở kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm

Trên đây là những thông tin về mở cơ sở kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến mở cơ sở kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm hãy liên hệ với NP Law để được giải đáp các thắc mắc cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan