Những vấn đề về pháp luật liên quan đến hợp đồng học việc hiện nay

Hiện nay, vấn đề việc làm là một trong những vấn đề phổ biến trong xã hội ngày nay. Vậy làm sao để hiểu thế nào là hợp đồng học việc và những vấn đề liên quan xoay quanh về hợp đồng học việc như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Tìm hiểu về hợp đồng học việc

Hợp đồng học việc là một thỏa thuận giữa người học viên và đơn vị đào tạo hoặc cơ sở doanh nghiệp, trong đó quy định các điều kiện, quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên trong quá trình học tập và làm việc. Hợp đồng này thường được áp dụng trong các lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn, nhằm giúp học viên có cơ hội thực hành, rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm thực tế.

Nội dung của hợp đồng học việc thường bao gồm các thông tin cơ bản như thời gian học việc, lĩnh vực đào tạo, mức hỗ trợ tài chính (nếu có), điều kiện làm

việc, trách nhiệm của học viên và đơn vị tiếp nhận. Hợp đồng học việc không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người học mà còn tạo ra khuôn khổ rõ ràng cho mọi hoạt động, giúp nâng cao hiệu quả của quá trình học tập và làm việc. Thông qua hợp đồng, học viên có thể hiểu rõ hơn về kỳ vọng của nhà tuyển dụng cũng như cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

II. Quy định pháp luật về hợp đồng học việc

1. Thế nào là hợp đồng học việc?

Trên thực tế, hiện nay Bộ luật lao đọngo 2019 cũng như các văn bản liên quan không giải thích thế nào là hợp đồng học việc. 

Tuy vậy, hợp đồng học việc có thể được hiểu là sự thỏa thuận bằng văn bản của người có nhu cầu học việc với tổ chức, cá nhân nhằm mục đích được hướng dẫn, học việc dưới sự quản lý của bên tổ chức, cá nhân hướng dẫn.

2. Nội dung của hợp đồng học việc chi tiết gồm những nội dung chủ yếu nào? 

Căn cứ theo khoản 2 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Nghề đào tạo;
  • Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
  • Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
  • Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
  • Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
  • Trách nhiệm của người lao động.

III. Một số thắc mắc về hợp đồng học việc

1. Thời hạn tối đa của hợp đồng học việc là?

Căn cứ Khoản 2 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động như sau: Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.

Như vậy, thời hạn tối đa của hợp đồng học việc không quá 03 tháng.

2. Có được gia hạn hợp đồng học việc không?

Khi hết thời gian học nghề mà người học nghề đảm bảo được các điều kiện để trở thành người lao động chính thức thì hai bên phải ký kết hợp đồng lao động hoặc có thể tiếp tục gia hạn thời hạn học việc.

*Lưu ý: Nếu người học việc vì lý do nào đó không muốn tiếp làm việc cho doanh nghiệp theo thỏa thuận sau học việc thì người học việc sẽ phải bồi thường cho người dạy việc khoản tiền chi phí đào tạo trong hợp đồng học việc (nếu không có quy định trong hợp đồng học việc sẽ căn cứ theo khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về chi phí đào tạo).

3. Học việc có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?

Pháp luật hiện hành không có quy định về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc với người học nghề, học việc theo hợp đồng đào tạo nghề (hợp đồng học việc, học nghề, tập nghề). Tuy nhiên, đối với người học nghề theo hợp đồng đào tạo nghề đơn vị sử dụng lao động có thể hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tự nguyện.

Tuy nhiên, cần lưu ý, theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp hai bên ký hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng tên gọi là hợp đồng học việc hoặc tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được xác định là hợp đồng lao động:

Trong trường hợp được xác định là hợp đồng lao động, doanh nghiệp vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (người học việc) theo quy định.

4. Hợp đồng thực tập sinh có khác hợp đồng học việc không?

“Hợp đồng Thực tập sinh” hay “Hợp đồng Học việc” cũng chỉ là các tên gọi thực tế mà chúng ta hay sử dụng mà thôi.

Tại Bộ luật Lao động 2019 có nêu các loại hợp đồng sau:

  • Hợp đồng lao động (Chương III Bộ luật Lao động 2019);
  • Hợp đồng thử việc (Điều 24 Bộ luật Lao động 2019);
  • Hợp đồng học nghề (Điều 61 Bộ luật Lao động 2019);
  • Hợp đồng tập nghề (Điều 61 Bộ luật Lao động 2019);
  • Hợp đồng đào tạo nghề (Điều 62 Bộ luật Lao động 2019).

Ngoài ra khi thuê 1 cá nhân còn có thể phát sinh hợp đồng dịch vụ theo Bộ luật Dân sự 2015.

Nhìn chung, mỗi loại hợp đồng trên áp dụng cho từng trường hợp khác nhau. Do 2 loại hợp đồng trên không có quy định điều chỉnh nên để xác định chính xác nó giống hay khác nhau, thuộc loại hợp đồng nào thì cần xem xét nội dung của từng loại hợp đồng đó. Cũng lưu ý đoạn 2 khoản 1 Điều 13 Bộ Luật lao động 2019.

Theo đó, dù đặt tên hợp đồng là gì mà trong hợp đồng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì đều được coi là hợp đồng lao động thưa chị.

Thực tế các doanh nghiệp khi cho các bạn sinh viên vào thực tập thì cần chuẩn bị các hồ sơ liên quan như Giấy giới thiệu của nhà trường, đơn xin thực tập của cá nhân, quy chế tài chính liên quan trợ cấp, hỗ trợ trong quá trình thực tế, văn bản tiếp nhận thực tập,... để nhằm mục đích phục vụ cho việc ghi nhận chi phí hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình thực tập tại đơn vị.

Mặt khác, để phù hợp, đơn vị có thể ký hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng tập nghề hoặc hợp đồng học nghề. Tiêu chuẩn để ký các hợp đồng là do đơn vị đưa ra chứ Luật không hạn chế, yêu cầu bắt buộc tiêu chuẩn là phải có bằng đại học.

5. Người lao động là học việc bị tai nạn trên đường đi làm thì chủ doanh nghiệp phải giải quyết chế độ thế nào?

Theo Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì người lao động là học việc tai nạn trên đường đi làm không được hưởng chế độ tai nạn lao động từ chủ doanh nghiệp nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:

  • Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
  • Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
  • Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan hợp đồng học việc

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hợp đồng học việc. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan