Doanh nghiệp khi mới khởi nghiệp luôn trăn trở với câu hỏi: “Làm sao công ty của mình có thể đứng vững trên thị trường khi có rất nhiều đối thủ cạnh tranh? ”. Giải pháp tiết kiệm thời gian, chi phí tạo dựng thương hiệu và các hoạt động sản xuất trong kinh doanh. Đó chính là doanh nghiệp ký Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu từ các cá nhân, tổ chức có những bí quyết công nghệ, sản phẩm, hàng hoá nổi tiếng trên thị trường để hai bên cùng có lợi.
Vậy làm thủ tục nhượng quyền thương mại theo đúng quy định pháp luật hiện hành cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây của NPLaw sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về nhượng quyền thương hiệu đến Quý khách hàng.
Nhượng quyền thương hiệu (franchise) là một chiến lược phát triển hỗn hợp bao gồm marketing, phân phối và kinh doanh. Trong đó, tổ chức sở hữu thương hiệu (bên nhượng quyền) cấp phép cho cá nhân hoặc doanh nghiệp (bên nhận quyền) quyền kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ.
Định nghĩa nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương mại định nghĩa theo pháp luật là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và theo các điều kiện nhất định ( Căn cứ theo quy định tại Điều 284 Luật thương mại 2005)
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường hợp nhượng quyền thương hiệu nổi tiếng như cà phê Trung Nguyên, phở 24, chuỗi cửa hàng gà rán KFC, Lotteria, Pizza Hut,...
Phở 24 được xem là thương hiệu tiên phong về chuỗi, xây dựng thương hiệu bài bản, chuẩn hoá chất lượng sản phẩm, phục vụ. Điểm mạnh của Phở 24 so với phở truyền thống khi chinh phục thị trường là phục vụ đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh.
Thứ nhất, nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ:
Nhượng quyền thương mại trong nước: Các thương hiệu Việt Nam hiện nay cũng đã bắt đầu phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau, thường là giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vừa mới được thành lập.
Nhượng quyền thương mại từ doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam: Đây là hình thức mà các chủ thương hiệu nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam theo hình thức franchise. Có thể kể đến một số thương hiệu nổi tiếng như: KFC, ADIDAS,Nike,…
Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài: Hiện nay, có các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam đã được nhượng quyền ra các nước, có thể kể đến các thương hiệu như: cà phê Trung Nguyên, Phở 24,…
Thứ hai, nhượng quyền thương mại căn cứ theo tiêu chí kinh doanh
Nhượng quyền phân phối sản phẩm: là hình thức bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền phân phối các sản phẩm do mình sản xuất hay các dịch vụ do mình cung ứng trong phạm vi và theo thời gian nhất định. Tuy nhiên, người nhận nhượng quyền chỉ được phép sử dụng biểu tượng, tên nhãn hiệu, khẩu hiệu, logo,.. trong các hoạt động kinh doanh, quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
Ví dụ như: Coca cola, hãng xe hơi Ford
nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh: là hình thức chuyển nhượng thương mại phổ biến nhất, hay còn được gọi với tên gọi khác là nhượng quyền kinh doanh. Theo đó, bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền thương mại được phép phân phối các sản phẩm dưới dạng thương hiệu của họ mà còn được chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, công thức điều hành quản lý doanh nghiệp và hỗ trợ cho các nhân viên của bên nhận nhượng quyền các yêu cầu, kỹ năng cơ bản.
Các điều kiện bên nhận nhượng quyền phải thực hiện trong quá trình cung ứng dịch vụ, mua bán hàng hoá từ bên nhượng quyền theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 284 Luật thương mại:
Để các bên thực hiện thủ tục nhượng quyền thương mại thực hiện theo đúng quy định của pháp luật thì các bên phải ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản theo đúng quy định pháp luật dân sự hoặc bằng các hình thức khác có giá trị tương đương.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam phải có những nội dung chủ yếu về:
Doanh nghiệp dự kiến nhượng quyền thương mại thì trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 35/2006 /NĐ-CP, được bổ sung được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP, trường hợp nhượng quyền trong nước, nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài thì không cần thực hiện thủ tục đăng ký mà doanh nghiệp dự kiến nhượng quyền thương mại thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương chậm nhất là vào ngày 15/01 hàng năm theo mẫu tại Phần B Phụ lục III Thông tư 09/2006/TT-BTM.
đăng ký nhượng quyền thương mại theo quy định pháp luật
Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm:
Lưu ý: Các báo cáo, tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động được cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại nơi Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công thương phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Nếu từ chối việc đăng ký thì Bộ Công thương phải thông báo bằng văn bản cho bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.
Chuyển nhượng quyền thương mại
Thực tế thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại là một thủ tục khá phức tạp vì dễ dẫn đến tranh chấp sau này giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền, do đó trước khi tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại, doanh nghiệp nên tìm đến tư vấn của các tổ chức pháp luật chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ như NPLaw để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp mình
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn