Quảng cáo mỹ phẩm là hoạt động quảng bá, giới thiệu mỹ phẩm đến mọi người thông qua các phương tiện quảng cáo như báo chí, hội thảo, sự kiện, mạng xã hội điện tử,...Theo đó, nội dung quảng cáo mỹ phẩm được pháp luật quy định rõ ràng giúp điều chỉnh các các hành vi đồng thời ngăn chặn các hành vi trái pháp luật.
Việc quảng bá mỹ phẩm sẽ giúp xúc tiến các hoạt động thương mại nhằm thúc đẩy quá trình tiếp cận của mỹ phẩm đến người dùng nhanh chóng. Cùng NPLaw tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung quảng cáo mỹ phẩm với bài viết dưới đây nhé!
Theo quy định tại Điều 22 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải có các nội dung như sau:
- Tên mỹ phẩm;
- Tính năng, công dụng (nêu các tính năng, công dụng chủ yếu của mỹ phẩm nếu chưa thể hiện trên tên của sản phẩm);
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường;
- Lưu ý khi sử dụng (nếu có).
Căn cứ Điều 51 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b khoản 14 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP) có quy định mức xử phạt đối với vi phạm về quảng cáo mỹ phẩm như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận nhưng khi quảng cáo ở địa phương khác mà không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi quảng cáo biết.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng một trong các thông tin: Tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm và các cảnh báo theo quy định khi quảng cáo trên báo nói, báo hình.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Quảng cáo mỹ phẩm có nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định;
+ Quảng cáo mỹ phẩm chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết thời hạn;
+ Quảng cáo mỹ phẩm thiếu một trong các nội dung sau: tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng chủ yếu của mỹ phẩm trừ trường hợp tính năng, công dụng đã được thể hiện trên tên của sản phẩm; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; các cảnh báo theo quy định.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 3, khoản 4 Điều này;
+ Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, sản phẩm quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Cá nhân/ Tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Y tế tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cơ sở bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Xét duyệt hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế có văn bản thông báo cho cá nhân/ Tổ chức đề nghị để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung thêm những tài liệu nào, sửa đổi nội dung gì. Thời gian để đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu tối đa là 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Quá thời hạn này thì hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo hết giá trị.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế xem xét và thẩm định hồ sơ để cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, nếu không cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, Sở Y tế phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Bước 4: Cá nhân/ Tổ chức căn cứ vào ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Y tế.
Theo khoản 2, Điều 4 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định quảng cáo mỹ phẩm phải có các nội dung sau đây:
- Tên mỹ phẩm;
- Tính năng, công dụng của mỹ phẩm;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
- Các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế .
Theo đó, băng-rôn quảng cáo mỹ phẩm phải thể hiện các nội dung bao gồm: tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế.
Theo khoản 4, khoản 5 Điều 51 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 3, khoản 4 Điều này;
+ Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, sản phẩm quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Theo đó, hành vi quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc bị xử phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính này áp dụng cho cá nhân thực hiện. Căn cứ Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân. Đồng thời, buộc cải chính thông tin; buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo.
Theo Khoản 3, Điều 17 Luật Quảng cáo 2012 quy định các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác được xem là phương tiện quảng cáo.
Ngoài ra, tại Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo như sau:
- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Thuốc lá.
- Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
- Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
- Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
- Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
- Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
- Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Theo đó, mỹ phẩm không thuộc danh sách sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo nên mỹ phẩm chăm sóc da giúp bổ sung collagen chống lão hóa, tăng đàn hồi cho da được phép quảng cáo trên các kênh Youtube.
Căn cứ Điều 52 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 15 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm như sau:
"Điều 52. Vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có hoặc ghi không đúng hoặc không đọc rõ hoặc không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định;
[...]
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, sản phẩm quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;".
Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà những nghệ sĩ có hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng không đúng sự thật sẽ bị phạt tiền 5 triệu đến 10 triệu đồng. Đồng thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng nêu trên.
Lưu ý, mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân, cùng một hành vi vi phạm mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (từ 10 đến 15 triệu đồng) theo Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Trên đây là những thông tin xoay quanh về nội dung quảng cáo mỹ phẩm theo quy định pháp luật. Để tránh các rủi ro pháp lý, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất!
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú
Hotline: 0913 449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn