Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi sự sống trên Trái đất và phát triển của con người, hơn 71% diện tích bề mặt Trái đất được bao phủ bởi nước, một phần nhỏ nước xuất hiện dưới dạng nước ngầm, và các dạng khác. Nước ngầm chỉ chiếm một phần nhỏ trong lượng nước trên Trái đất, nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng.
Nước ngầm là gì ?
Nước ngầm đã được tìm thấy từ rất lâu trước đây và việc khai thác, sử dụng nước ngầm vẫn còn duy trì cho đến bây giờ. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước ngầm đang dần cạn kiệt, các quy định pháp luật được đưa ra nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước này. Vậy nước ngầm là gì và làm gì để khai thác nước ngầm hiệu quả, đúng pháp luật?
Nước ngầm là gì?
Theo Luật Tài nguyên nước năm 2012 quy định tại khoản 4 Điều 2: “Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất”.
Nước ngầm hay nước dưới đất là một dạng nước tồn tại dưới bề mặt đất, đá, được tích trữ trong không gian rỗng của đất và trong các khe nứt của các lớp đá trầm tích. Nước ngầm có khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm. Nước ngầm phân bổ ở khắp nơi trên Trái đất, từ đồng bằng cho đến miền núi, từ đất liền đến hải đảo,…
Vai trò của nước ngầm.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nước ngầm được xem một loại tài nguyên nước, do đó các cá nhân, tổ chức khai thác nước ngầm để sản xuất, sử dụng phải chịu sự điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước.
Nước ngầm có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội được thể hiện qua các mặt sau:
Khai thác nước ngầm được thực hiện bởi nhiều hình thức khác nhau, hiện nay hai hình thức thường được sử dụng ở Việt Nam nhất là giếng đào và giếng khoan. Giếng đào theo truyền thống được làm bằng cách sử dụng xẻng tay đào cho đến khi thấp hơn mực nước ngầm, ngày nay các thiết bị điện được dùng để hỗ trợ cho việc đào giếng.
Độ sâu của giếng đào có thể đạt khoảng 4 đến 5 m, vì giếng đào lấy nước ở tầng nước không sâu, nên chất lượng nước có thể bị ảnh hưởng bởi các tác động trên mặt đất, dễ bị ô nhiễm, lượng nước bị ảnh hưởng bởi khí hậu. Giếng khoan được làm bởi các máy khoan quay hoặc máy khoan, độ sâu có thể từ 30 đến 200 m. Nước được cung cấp bởi giếng khoan có thể đưa lên cao rồi trực tiếp xả xuống như nước máy, ít tốn diện tích, lượng nước ổn định.
Tuy nhiên việc khoan giếng qua các tầng đất có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước bởi sự ô nhiễm của không gian xung quanh vỏ giếng và chất lượng nền đất bị khoan cũng bị ảnh hưởng nếu thực hiện việc khoan giếng với mật độ dày, nền đất có thể bị sụp, lún, nứt,…
Các hình thức khai thác nước ngầm hiện nay.
Việc lựa chọn giếng để khai thác nước ngầm cần phải tùy vào khu vực làm giếng, mục đích làm giếng,… nhằm hạn chế việc ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, chất lượng nền đất nơi làm giếng và chi phí làm giếng.
Trường hợp phải xin giấy phép khai thác nước ngầm
Hiện nay nước ngầm trở thành một trong những loại tài nguyên quốc gia, do đó các cá nhân, tổ chức khi khai thác nước ngầm cần phải cho sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Pháp luật quy định trừ một số trường hợp pháp luật cho phép khai thác, sử dụng nước ngầm không phải đăng ký, không phải xin phép thì tất cả các trường hợp còn lại phải đăng ký và có giấy phép trước khi khai thác, sử dụng nước ngầm. Những trường hợp không phải đăng ký, không phải xin phép bao gồm:
Tuy nhiên, ở ba trường hợp đầu tiên nếu việc khai thác, sử dụng nước ngầm nằm ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức theo quy định của pháp luật thì phải đăng ký khai thác, sử dụng nước ngầm.
Trong quá trình khai thác, sử dụng nước ngầm, chủ giấy phép phải thực hiện báo cáo tình trạng khai thác nước ngầm định kỳ với tần suất được quy định tại Điều 2 của Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất, 2 lần/năm hoặc 1 lần/năm và nộp về các cơ quan có thẩm quyền như sau:
Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định một số hành vi khai thác nước ngầm trái phép bị xử phạt:
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Hiện nay tại các khu vực thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,… lượng khai thác nước ngầm mỗi ngày rất lớn, mật độ giếng khoan cao dẫn đến nguồn nước cạn kiệt, một số nơi thiếu nước cục bộ, có hiện tượng sụt, lún mặt đất.
Mặc dù nước ngầm có trữ lượng lớn và phân bổ khắp nơi nhưng đây không phải là tài nguyên vô hạn, nếu không biết cách khai thác hiệu quả có thể khiến mạch nước ngầm cạn kiệt và con người phải đối mặt với tình trạng thiếu nước cục bộ.
Do đó, các cá nhân, tổ chức khi khai thác, sử dụng nước ngầm cần phải tuân thủ pháp luật. Để được tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý về xin giấy phép khai thác nước ngầm theo quy định pháp luật hiện hành, hãy liên hệ đến ngay Hãng luật NPLaw.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn