Tội cố ý làm hư hỏng tài sản, hay còn được nhắc đến là tội phá hoại tài sản là một trong những loại tội phạm xâm phạm đến chế độ sở hữu tài sản của người khác. Tuỳ theo giá trị tài sản phá hoại, người phạm tội có thể phải chịu mức hình phạt khác nhau. Vậy, phá hoại tài sản Nhà nước bị xử phạt như thế nào? NPLaw sẽ làm rõ qua bài viết dưới đây.
Phá hoại tài sản được hiểu là hành vi tác động đến tài sản làm cho tài sản bị tan nát, hư hỏng đến mức làm mất hẳn giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được nguyên gốc tài sản này.
Việc hủy hoại tài sản có thể thực hiện thông qua các hành vi đập phá, hay dùng các vật dụng, nguyên liệu khác để tác động đến tài sản của người khác.
Như vậy, phá hoại tài sản Nhà nước là hành vi tác động đến tài sản của nhà nước làm cho tài sản đó bị tan nát, hư hỏng đến mức hẳn giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được nguyên gốc tài sản này.
Các yếu tố cấu thành tội phá hoại tài sản Nhà nước như sau:
- Chủ thể:
- Khách thể:
- Mặt khách quan của tội phạm
- Mặt chủ quan của tội phạm
Căn cứ Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình (gọi tắt là Nghị định 144/2021/NĐ-CP) quy định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân đặc biệt là hành vi phá hoại tài sản của Nhà nước như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Bên cạnh hình thức phạt tiền còn áp dụng hình thức phạt bổ sung và các biện phát khắc phục hậu quả tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Đối với những hành vi chưa đủ các yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử phạt hành chính. Còn những hành vi cấu thành tội phá hủy tài sản của người khác, phá hoại tài sản Nhà nước sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
Khung hình phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Khung hình phạt: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tài sản là bảo vật quốc gia;
- Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
- Để che giấu tội phạm khác;
- Vì lý do công vụ của người bị hại;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung hình phạt: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Khung hình phạt: Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Khung hình phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định hình sự hoặc hành chính theo đúng pháp luật hiện hành.
Người có hành vi gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước ở mức 6 triệu đồng thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu như thuộc một trong các trường hợp tại Khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Quá khích đập phá tài sản nhà nước khi đầy đủ các yếu tố cấu thành nên tội phạm thì sẽ bị xử phạt theo tội Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản các khung hình phạt được quy định rõ ràng tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Trong những trường hợp quá khích phá hoại tài sản Nhà nước quý khách hàng có thể liên hệ Luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo đúng quy định của pháp luật.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn