PHÂN BIỆT CƠ BẢN GIỮA GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

Dưới tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, theo dữ liệu thống kê của Tổng cục thống kê 6 tháng đầu năm 2021, có 35,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước; 24,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 25,7%; 9,9 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 33,8%. Như vậy, có thể thấy được sự ảnh hưởng nặng nề của dịch covid-19. Tuy nhiên, việc phá sản doanh nghiệp không đồng nghĩa với việc giải thể doanh nghiệp, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau nhưng rất nhiều doanh nghiệp bị nhầm lẫn. 

I. Thế nào là phá sản doanh nghiệp?

Theo quy định của Luật Phá sản thì Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Có thể nói rằng, phá sản là một thủ tục liên qua đến vấn đề tranh tụng, doanh nghiệp chỉ được xem là phá sản khi Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp đó phá sản.

Cần phải hiểu thêm rằng, mấ khả năng thanh toán ở đây có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến chủ nợ.

Thế nào là phá sản doanh nghiệp?

II. Phân biệt cơ bản giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp

Giống nhau:

  • Đều chấm dứt hoạt động sau khi hoàn tất thủ tục
  • Bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Thực hiện các nghĩa vụ tài sản, thanh toán các khoản nợ, thuế,... khi thực hiện thủ tục.

Khác nhau:

Giải thể:

  • Thực hiện theo quy định Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành
  • Việc thực hiện thủ tục thông qua Nghị quyết, Quyết định của Chủ doanh nghiệp tư nhân, Đại Hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên.
  • Nơi tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Hạn chế đối với người quản lý doanh nghiệp: không hạn chế

Phá sản:

  • Thực hiện quy định định của Luật Phá sản và các văn bản hướng dẫn thi hành
  • Người nộp đơn yêu cầu là Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần; Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở; Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh; Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán; Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng; Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.
  • Tuy nhiên, trong giai đoạn làm thủ tục phá sản, doanh nghiệp có thể tái hoạt động trở lại nếu phục hồi được hoạt động kinh doanh hoặc được mua lại toàn bộ doanh nghiệp.
  • Nơi tiếp nhận hồ sơ: Tòa án nhân dân có thẩm quyền
  • Hạn chế đối với người quản lý doanh nghiệp (ngoại trừ trường hợp phá sản với lý do bất khả kháng): Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản; Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước; Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước; Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.

Phân biệt cơ bản giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp

III. Đặc điểm của phá sản doanh nghiệp

  • Trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, các chủ nợ được tập hợp lại thành Hội nghị chủ nợ để tham gia vào thủ tục phá sản
  • Trong quá trình thực hiện thủ tục, doanh nghiệp xây dựng phương án phục hồi kinh doanh để phục hồi lại hoạt động.
  • Sau khi Tòa án mở thủ tục phá sản thì tùy thuộc vào khả năng phục hồi của doanh nghiệp và quyết định của Hội nghị chủ nợ, doanh nghiệp bị nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có thể được áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Nếu không được áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, khi đó doanh nghiệp sẽ bị đề nghị tuyên bố phá sản. Quá trình giải quyết phá sản, Tòa án tham gia vào hầu hết các thủ tục giải quyết phá sản, từ ra quyết định mở thủ tục phá sản đến
  • Giám sát hoạt động của các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, rà soát, xem xét phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, xử lý tài sản của doanh nghiệp có tranh chấp.

IV. Câu hỏi liên quan đến thủ tục phá sản

1. Doanh nghiệp phá sản có phải trả nợ?

Theo quy định, doanh nghiệp đang trong giai đoạn thực hiện thủ tục phá sản phải thanh toán các khoản nợ theo thứ tự sau:

  • Chi phí phá sản;
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
  • Khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phá sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ trên thì tài sản sẽ thuộc về:

  • Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã;
  • Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; cổ đông của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.

Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Câu hỏi liên quan đến thủ tục phá sản

2. Phá sản có lợi cho doanh nghiệp không?

Như đã nêu trên, trong giai đoạn thực hiện thủ tục phá sản, doanh nghiệp xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh để có thể hoạt động trở lại, nếu như thành công, doanh nghiệp sẽ không cần phải phá sản

3. Doanh nghiệp nhà nước có bị phá sản?

Doanh nghiệp nhà nước vẫn có thể bị phá sản nếu mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

4. Doanh nghiệp bị phá sản có khác với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản không?

Doanh nghiệp bị phá sản là doanh nghiệp bị Tòa án có thẩm quyền tuyên đó phá sản và không còn hoạt động. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục phá sản tại Tòa án.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan