PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG?

I. Thực trạng hợp đồng thi công xây dựng hiện nay

Hiện nay có rất nhiều loại hợp đồng thi công xây dựng, chúng ta có thể phân loại nó thành 2 nhóm cơ bản, đó là hợp đồng thi công xây dựng nhà ở và hợp đồng thi công công trình.

Việc trình độ dân trí phát triển, xã hội phát triển từ đó mà kinh tế cùng với cơ sở vật chất cũng phát triển theo. Các công trình xây dựng cũng mọc lên như nấm. Để thuận tiện trong quản lý và kiểm soát chất lượng công trình xây dựng mà các bên khi thực hiện công trình đã giao kết hợp đồng thi công xây dựng. Tại hợp đồng thể hiện được quyền và nghĩa vụ của các bên. Thậm chí khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng là một trong các căn cứ để giải quyết.

Việc thỏa thuận thông qua hợp đồng thi công xây dựng ngày càng phổ biến, do đó các mẫu hợp đồng cũng dần dần xuất hiện khá nhiều trên internet. Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng thì khi giao kết hợp đồng thi công xây dựng các bên vẫn phải đảm bảo được hình thức, nội dung hợp đồng theo quy định.

II. Tìm hiểu về hợp đồng thi công xây dựng

Tìm hiểu về hợp đồng xây dựng qua các quy định dưới đây nhé!

Hợp đồng thi công xây dựng

1. Hợp đồng thi công xây dựng là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 140 Luật Xây dựng 2014 được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng 2014 thì Hợp đồng thi công xây dựng là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực hiện tất cả các công trình của một dự án đầu tư. Hợp đồng thi công xây dựng cũng là một dạng của Hợp đồng xây dựng, được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Đương nhiên sự thỏa thuận này dựa trên nguyên tắc của giao dịch dân sự, các bên tự nguyện, thiện chí và tự do trong giao kết hợp đồng.

Tuy nhiên vì đặc thù một công trình xây dựng có khả năng ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác, quyền lợi công cộng mà Nhà nước bảo hộ vì vậy sự tự do thỏa thuận ở đây phải phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Vì sao cần phải làm hợp đồng thi công xây dựng?

Việc làm hợp đồng thi công xây dựng là cần thiết một số lợi ích sau:

  • Thể hiện được nội dung thỏa thuận, thiết kế, công trình được thi công nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng với nội dung đó;
  • Thuận tiện trong việc quản lý, theo dõi thời gian, trình tự thực hiện công việc, thời gian thi công cho mỗi giai đoạn của công trình, hạng mục công trình;
  • Đảm bảo quyền và nghĩa vụ được thực hiện theo đúng ý muốn như thỏa thuận ban đầu;
  • Là căn cứ để giải quyết tranh chấp…

III. Quy định pháp luật về hợp đồng thi công xây dựng

 Một số quy định pháp luật về hợp đồng thi công xây dựng như sau:

Quy định về hợp đồng thi công xây dựng

1. Mẫu hợp đồng thi công xây dựng mới nhất hiện nay

Mẫu hợp đồng thi công xây dựng mới nhất hiện nay, quý độc giả có thể tham khảo mẫu hợp đồng thi công xây dựng ban hành tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD.

2. Những nội dung nào hợp đồng thi công xây dựng cần phải có?

Theo Điều 141 Luật Xây dựng 2014, được hướng dẫn bởi Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì nội dung của Hợp đồng thi xây dựng phải bao gồm:

  • Căn cứ pháp lý áp dụng.
  • Ngôn ngữ áp dụng;
  • Nội dung và khối lượng công việc;
  • Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
  • Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
  • Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
  • Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
  • Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
  • Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
  • Rủi ro và bất khả kháng;
  • Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
  • Các nội dung khác như bảo hiểm và bảo lãnh theo hợp đồng xây dựng, hợp đồng thầu phụ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.

 3. Trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng

Theo quy định tại khoản 8 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 giải quyết tranh chấp dựa trên hai nguyên tắc căn bản:

Thứ nhất, tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;

Thứ hai, các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Theo đó, nếu các bên không tự thương lượng được thì có ba hình thức giải quyết, bao gồm: thông qua tổ chức hòa giải; trọng tài thương mại, Tòa án nhân dân.

Trình tự, thủ tục mỗi hình thức về cơ bản được thực hiện như sau:

  • Đối với giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải được thực hiện theo khoản 2 Điều 45 Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Các bên phải thỏa thuận giải quyết thông qua hòa giải được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức hoạt một số chuyên gia. Chi phí cho ban xử lý tranh chấp được tính trong giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên hợp đồng chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại sẽ được điều chỉnh bởi Luật Trọng tài thương mại 2010.

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo với các nội dung như: ngày, tháng, năm; tên, địa chỉ; tóm tắt nội dung tranh chấp,…

Bước 2: Bị đơn nộp đơn bảo vệ trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo.

Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài bao gồm một hoặc nhiều trọng tài viên, nếu các bên không thỏa thuận thì gồm ba trọng tài viên.

Bước 4: Tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về phương hướng giải quyết tranh chấp.

Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp. Bước sáu, hội đồng trọng tài ban hành phán quyết theo nguyên tắc đa số.

  • Đối với giải quyết bằng Tòa án nhân dân thì sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Bước 1: Đương sự nộp Đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp về Hợp đồng thi công xây dựng. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo thì người khởi kiện phải làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 2: Tòa án sẽ tiến hành xem xét Đơn khởi kiện, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được Tòa án thụ lý.

Bước 3: Vụ án bước vào giai đoạn chuẩn bị xét xử và hòa giải. Tại giai đoạn này Tòa án sẽ mở phiên họp kiểm tra, giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải. Mục đích là để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về hướng giải quyết vụ án và cung cấp chứng cứ cho các bên đương sự.

Bước 4: Cuối cùng, Tòa án nhân dân sẽ ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo thủ tục chung.

Hợp đồng thi công xây dựng đóng vai trò là bản thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu, đây là một văn bản quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Bởi nó ghi nhận các cam kết của các bên liên quan đến thi công công trình nhằm hoàn thành dự án đúng tiến độ. Khi phát sinh tranh chấp các bên có thể lựa chọn các hình thức tranh chấp sao cho đảm bảo được quyền lợi và giải quyết một cách nhanh nhất.

IV. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến hợp đồng thi công xây dựng

 Dưới đây giải đáp một số câu hỏi liên quan đến hợp đồng thi công xây dựng.

Giải đáp thắc mắc 

1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng thuộc cơ quan nào?

Căn cứ điểm b khoản 8 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 quy định: 

“b) Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng có thể giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật. Như vậy, các cơ quan trên là các cơ quan có thẩm quyền mà các bên trong hợp đồng có thể lựa chọn để giải quyết tranh chấp.

2. Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng không?

Căn cứ Điều 41 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định Chấm dứt hợp đồng xây dựng như sau:

“Điều 41. Chấm dứt hợp đồng xây dựng

1. Các tình huống được chấm dứt hợp đồng, quyền được chấm dứt hợp đồng; trình tự thủ tục chấm dứt, mức đền bù thiệt hại do chấm dứt hợp đồng phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và phải phù hợp với quy định của Nghị định này, quy định của pháp luật có liên quan.

2. Mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp quy định tại các Khoản 7 và 8 Điều này.

4. Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng mà không phải do lỗi của bên kia gây ra, thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.

5. Trước khi một bên chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trước một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không ít hơn hai mươi tám (28) ngày, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác và trong đó phải nêu rõ lý do chấm dứt hợp đồng. Nếu bên chấm dứt hợp đồng không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia, thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.

…”

Theo đó, các bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng nhưng phải thuộc các trường hợp luật quy định,  khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết. Nếu một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng mà không phải do lỗi của bên kia gây ra, thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.

3. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng thi công xây dựng là gì?

Căn cứ Điều 5  Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định:

“Điều 5. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng

Khi thực hiện hợp đồng xây dựng, các bên hợp đồng phải đảm bảo các nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng theo quy định tại Khoản 3 Điều 138 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.”

Theo đó, Khi thực hiện hợp đồng thi công xây dựng cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;
  • Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
  • Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác

V. Vấn đề liên quan đến hợp đồng thi công xây dựng có nên liên hệ Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng thi công xây dựng khá phức tạp, cần sự hiểu biết nhất định và kiến thức pháp lý vững chắc. Vì vậy, việc tìm kiếm một đơn vị tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ pháp lý đó là cần thiết.

Bằng sự am hiểu nhất định, kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực pháp lý, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. 

Bạn có thể liên hệ NPLAW, chúng tôi sẵn sàng tư vấn qua hotline, qua email và hỗ trợ tốt nhất, giúp giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh, các vướng mắc pháp lý mà bạn không thể giải quyết được, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng, liên hệ ngay với NPLAW theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan