PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ KINH DOANH MỸ PHẨM?

Nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng, cùng với đó là các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm cũng được dịp bùng nổ trên thị trường. Nhiều nhãn hàng, thương hiệu mỹ phẩm startup ra đời, góp phần phát triển cho lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên, việc kinh doanh mỹ phẩm vẫn cần đảm bảo các quy định pháp luật, hãy cùng NPLAW tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!

I. Thực trạng kinh doanh mỹ phẩm hiện nay

Nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng, từ đó việc kinh doanh mỹ phẩm cũng trở nên phổ biến. Các cửa hàng mỹ phẩm mọc lên như nấm, đến các sàn thương mại điện tử cũng trở thành một kênh mua sắm hiệu quả cho các tín đồ làm đẹp. Trong những năm gần đây, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang trải qua sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới và các công ty Việt Nam. Các sản phẩm mỹ phẩm Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng để cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế.

Thực trạng kinh doanh mỹ phẩm hiện nay

Trước bối cảnh chuyển động tích cực của việc kinh doanh mỹ phẩm, pháp luật Việt Nam cũng dần dần hoàn chỉnh, ban hành nhiều văn bản điều chỉnh các quy định về kinh doanh mỹ phẩm, để hoạt động kinh doanh mỹ phẩm ngày càng hiệu quả và đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào hoạt động kinh doanh mỹ phẩm.

II. Quy định pháp luật về kinh doanh mỹ phẩm

Dưới đây là một số quy định về kinh doanh mỹ phẩm.

Quy định pháp luật về kinh doanh mỹ phẩm

1. Định nghĩa kinh doanh mỹ phẩm

Căn cứ khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“21. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.”

Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 2 Văn bản hợp nhất số 7/VBHN-BYT ban hành ngày 16/03/2021 quy định như sau:

“1. Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.”

Từ những quy định trên có thể hiểu kinh doanh mỹ phẩm là việc đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mỹ phẩm hoặc cung ứng dịch vụ mỹ phẩm trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

2. Việc kinh doanh mỹ phẩm cần phải đáp ứng điều kiện gì?

Việc kinh doanh mỹ phẩm cần phải đáp ứng các điều kiện sau: 

- Về chủ thể kinh doanh: Pháp luật Việt Nam cho phép mọi cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý các công ty kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020;

- Cần xin cấp giấy phép kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Khi kinh doanh mỹ phẩm thì cơ sở kinh doanh phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo một trong hai mô hình: doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

- Cần đáp ứng các điều kiện về sản phẩm mỹ phẩm kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT như:

- Mỹ phẩm được nhập khẩu vào Việt Nam phải được nhập khẩu hợp pháp tại cơ quan hải quan Việt Nam;

- Mỹ phẩm phải được Cục quản lý dược thuộc Bộ Y tế cấp mã số tiếp nhận công bố mỹ phẩm và được làm thủ tục nhập khẩu theo quy định pháp luật;

- Mỹ phẩm phải được đăng ký nhãn hiệu và lưu hành với nhãn hiệu đã được Bộ Y tế phê duyệt, không được thay đổi vỏ hộp, nhãn hiệu;

- Mỹ phẩm được lưu hành không trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam…

3. Việc kinh doanh mỹ phẩm cần những loại giấy phép nào?

Khi kinh doanh mỹ phẩm cần xin một số loại giấy phép như:

+ Giấy phép kinh doanh (hộ kinh doanh/công ty);

+ Phiếu Công bố sản phẩm mỹ phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp (do nhà sản xuất/nhập khẩu mỹ phẩm cung cấp);

+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu (nếu có);

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy nếu thuộc trường hợp phải xin giấy phép PCCC. 

III. Một số thắc mắc về kinh doanh mỹ phẩm

Dưới đây giải đáp một số thắc mắc liên quan đến kinh doanh mỹ phẩm.

Dưới đây giải đáp một số thắc mắc liên quan đến kinh doanh mỹ phẩm.

1. Hiện nay, tình trạng kinh doanh mỹ phẩm online trên sàn shopee đang diễn ra phổ biến, vậy việc kinh doanh mỹ phẩm này có vi phạm hay không?

Hiện nay không có quy định về việc cấm kinh doanh mỹ phẩm online. Tuy nhiên, việc kinh doanh vẫn phải đảm bảo đúng quy định pháp luật như cần đáp ứng điều kiện của sản phẩm mỹ phẩm kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT, cần đảm bảo trách nhiệm của người bán trên sàn thương mại điện tử theo Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.

2. Nếu việc kinh doanh mỹ phẩm không đúng quy định pháp luật thì người chủ có bị xử lý theo quy định pháp luật không?

Nếu việc kinh doanh mỹ phẩm không đúng quy định pháp luật thì người chủ có thể bị xử lý theo quy định pháp luật. Tùy theo hành vi vi phạm mà xử lý, có thể bị xử phạt hành chính thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại mục 3 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về một số hành vi vi phạm về dược và mỹ phẩm, quý độc giả có thể tham khảo thêm.

3. Kinh doanh mỹ phẩm mua đi bán lại trong nước có cần công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định hay không?

- Theo quy định của pháp luật hiện hành, những loại sản phẩm mỹ phẩm phải công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm:

+ Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (tay, mặt, chân, ….);

+ Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm làm bong da nguồn gốc hoá học);

+ Các chất phủ màu (lỏng, nhão, bột)

- Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định được diễn giải như trên về công bố sản phẩm mỹ phẩm thì các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm.

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Như vậy, kinh doanh mỹ phẩm dù là mua đi bán lại thì phải công bố sản phẩm và được cơ quan có thẩm quyền cấp cấp sổ tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý dược Việt Nam trước khi đưa sản phẩm ra lưu hành trên thị trường.

4. Kinh doanh mỹ phẩm thì có cần phải thực hiện việc đăng ký môi trường hay không?

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đăng ký môi trường như sau:

“1. Đối tượng phải đăng ký môi trường bao gồm:

a) Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được miễn đăng ký môi trường bao gồm:

a) Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;

b) Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải với khối lượng nhỏ, được xử lý bằng công trình xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương;

c) Đối tượng khác.”

Theo đó, nếu cơ sở kinh doanh mỹ phẩm làm phát sinh chất thải thì cần thực hiện đăng ký môi trường theo quy định.

5. Kinh doanh bán mỹ phẩm trên mạng có cần đăng ký kinh doanh không?

Căn cứ khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định:

"Điều 79. Hộ kinh doanh

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương."

Theo quy định trên thì những đối tượng không phải đăng ký kinh doanh bao gồm:

- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;

- Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Như vậy nếu chỉ bán mỹ phẩm online không nhập khẩu, hay sản xuất mỹ phẩm, không có địa điểm kinh doanh như cửa hàng,... thì không thuộc trường hợp bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan kinh doanh mỹ phẩm

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Bằng sự am hiểu nhất định, kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực pháp lý, đặc biệt là các quy định về kinh doanh mỹ phẩm. Cùng đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. 

Bạn có thể liên hệ NPLAW, chúng tôi sẵn sàng tư vấn qua hotline, qua email và hỗ trợ tốt nhất, giúp giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh, các vướng mắc pháp lý mà bạn không thể giải quyết được, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng, liên hệ ngay với NPLAW theo thông tin sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan