Thực tiễn bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam cho thấy còn một khoản trống lớn trên thực tế khiến các hành vi xâm phạm quyền tác giả ngày càng phức tạp hơn, đặc biệt là các xâm phạm từ môi trường Internet. Trong khi đó, nhận thức về bản quyền tác giả của đại đa số người sử dụng cũng như các nhà cung cấp còn cố ý không chấp hành các quy định của pháp luật về nghĩa vụ đối với quyền tác giả để thu lợi bất hợp pháp.
Về vấn đề bảo hộ quyền tác giả, nếu xem xét ở góc độ pháp lý thì hiện nay chúng ta có hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, đáp ứng được các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại, các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.. Tuy nhiên vấn đề nằm ở thực tiễn, khi đã có hệ thống pháp luật nhưng khi thi hành, sử dụng công cụ đó thì những vụ việc về quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, thời hạn giải quyết nó có thể là vài ba năm, thậm chí cá biệt có vụ đến cả chục năm. Khoảng thời gian như vậy khó chấp nhận được với các bên có tham gia, liên đới đến vụ việc đó.
II. Bảo hộ quyền tác giả trên mạng Internet được hiểu như thế nào?
Bảo hộ quyền tác giả trên mạng xã hội đang được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Vậy bảo hộ quyền tác giả trên mạng xã hội được quy định như thế nào?
Bảo hộ quyền tác giả là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận quyền tác giả của người sáng tạo ra tác phẩm, với việc ghi nhận bằng văn bằng bảo hộ các quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ sở hữu sẽ được pháp luật bảo vệ, các chủ thể khác nếu như có hành vi xâm phạm quyền tác giả sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Việc công bố tác phẩm trên Internet là một quyền tác giả được pháp luật quy định. Khi tác phẩm đã được công bố trên Internet thì nó trở thành nguồn thông tin cho người khác, người khác có thể truy cập thông tin này cho nhiều mục đích khác nhau của mình.Tuy nhiên, bằng cách lan truyền trên Internet, một tác phẩm chỉ cần vừa công bố thì ngay lập tức, hàng triệu người có thể tiếp cận từ mọi nơi trên thế giới nếu có máy tính đang được kết nối Internet. Vì thế, sự nhanh chóng thuận lợi này giúp cho hiệu quả của sự công bố tác phẩm tăng cao.
Internet là một môi trường kỹ thuật số. Để có thể đưa lên internet những thông tin, tài liệu thì những thông tin, tài liệu đó phải được số hóa. Như vậy, nếu các tác phẩm tồn tại dưới hình thức file mềm, bản chụp, bản ghi thì việc đưa lên internet và lưu trữ trên đó là hoàn toàn nhanh chóng và dễ dàng. Nếu lướt qua một số trang web, ta có thể dễ dàng nhận thấy trên đó có nhiều dạng tác phẩm khác nhau như bài báo, tài liệu nghiên cứu chuyên môn, bài giảng, luận văn, tiểu luận, bài hát, video ca nhạc, truyện, thơ, phần mềm máy tính, tranh ảnh, giao diện web, phim, kịch, …Chính vì thế mà cần phải bảo hộ quyền tác giả trên mạng Internet.
III. Các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả trên mạng Internet
Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả: tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự…..
Pháp luật đã có quy định rất rõ về các hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet, cụ thể căn cứ theo điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định như sau:
“Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả……..”
Quyền tác giả cũng là một quyền của sở hữu trí tuệ. Vì vậy, khi xảy ra những hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet thì cũng áp dụng những biện pháp xử lý của Luật như sau:
- Biện pháp dân sự : Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; xin lỗi, cải chính công khai; thực hiện nghĩa vụ dân sự; bồi thường thiệt hại
- Biện pháp hình sự: Trường hợp cá nhân, pháp nhân thương mại còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi cá nhân, pháp nhân thương mại hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
- Biện pháp hành chính: Cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả. Đối với từng trường hợp sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp để xử lý.
Tác giả, chủ sở hữu cần biết cách tự bảo quản tác phẩm của mình trước khi chính thức công bố nó. Nếu chọn hình thức công bố trên internet thì phải có cách hạn chế sự lan truyền như giảm bớt dung lượng file, chỉ đưa file bản xem thử, có hệ thống mã khóa bảo vệ… Cũng nên thường xuyên theo dõi, kiểm soát tình hình sử dụng, truy cập các tác phẩm của mình trên internet để có biện pháp kịp thời. Khi phát hiện có hành vi xâm phạm, cần có văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm ngay, đây sẽ là chứng cứ pháp lý quan trọng nếu sau này có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý chủ thể xâm phạm.
Đăng ký bản quyền tác giả là hình thức không bắt buộc. Vì vậy, ngay sau khi hoàn thành tác phẩm và mặc dù chưa tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền, quyền tác giả vẫn sẽ phát sinh từ thời điểm đó.
Tác phẩm nhiếp ảnh thuộc một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Những tác phẩm nhiếp ảnh của bạn sẽ được bảo hộ và có thời hạn để bảo hộ.
Không phải thương hiệu Group Facebook, Fanpage Facebook nào đăng ký cũng được chấp thuận bảo hộ (được cấp Văn bằng bảo hộ) mà cần phải đáp ứng nhiều điều kiện như logo, thương hiệu, tên gọi không đường trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với bất kỳ thương hiệu nào.
Căn cứ Khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ quyền tác giả thì có thể thấy đối với bài giảng, phát biểu của những diễn giả vẫn được xem là loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Trên đây là những thông tin xoay quanh bảo hộ quyền tác giả trên mạng Internet. Để có thể hỗ trợ về việc đăng ký quyền bảo hộ trên mạng Internet dễ dàng quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất!
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú
Hotline: 0913 449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn