Đầu tư dự án về hạ tầng công nghệ thông tin là dự án mang tính chất quan trọng. Hiểu được tầm quan trọng này sẽ giúp doanh nghiệp của chủ đầu tư dự án về hạ tầng công nghệ thông tin nhanh chóng lớn mạnh. Bài viết sau đây sẽ tư vấn cho quý độc giả biết những vấn đề pháp lý cần thiết về quy định khi đầu tư dự án về hạ tầng công nghệ thông tin.
Trong những năm gần đây, hạ tầng công nghệ thông tin (sau đây được gọi tắt là hạ tầng CNTT) được xây dựng sẵn sàng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến phát triển. Việc huy động nguồn lực để phát triển hạ tầng số cũng như hạ tầng các khu CNTT là nhằm mục đích phục vụ phát triển công nghiệp CNTT và góp phần chuyển dịch kinh tế theo hướng bền vững.
Hạ tầng CNTT được định nghĩa tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 09/2017/TT-BTNMT như sau: “Hạ tầng CNTT là tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm), thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh an toàn, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng”.
Đầu tư dự án về hạ tầng CNTT là để đảm bảo cho các đầu tư ứng dụng CNTT thực hiện được và thực hiện có hiệu quả. Các dự án đầu tư hạ tầng CNTT phải được xem xét cùng mức với các dự án đầu tư hạ tầng khác của doanh nghiệp.
Căn cứ Điều 8 Nghị định 73/2019/NĐ-CP, chủ thể được đầu tư dự án về hạ tầng công nghệ thông tin là cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể như sau:
Bên cạnh đó, đối với dự án sử dụng vốn hỗn hợp, chủ đầu tư do các thành viên góp vốn thỏa thuận cử ra hoặc là đại diện của bên có tỷ lệ vốn góp cao nhất.
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Nghị định 73/2019/NĐ-CP, việc đầu tư dự án về hạ tầng công nghệ thông tin phải bao gồm đầy đủ các giai đoạn là: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư. Các công việc trong giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư có thể thực hiện tuần tự hoặc xen kẽ tùy theo điều kiện cụ thể của từng dự án và do người có thẩm quyền quyết định đầu tư xác định.
Việc đầu tư dự án về hạ tầng CNTT phải được thực hiện theo phương thức đối tác công tư - PPP (điểm đ khoản 1 Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020).
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được định nghĩa theo khoản 10 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 như sau: “Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP”.
Việc thực hiện khảo sát là công việc bắt buộc phải thực hiện khi đầu tư dự án về hạ tầng công nghệ thông tin.
Như đã đề cập ở trên, việc đầu tư dự án về hạ tầng CNTT phải được thực hiện theo hình thức đối tác công tư - PPP (điểm đ khoản 1 Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020).
Theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 2 Nghị định 35/2021/NĐ-CP, các dự án về hạ tầng CNTT được yêu cầu về tổng mức đầu tư tối thiểu không được thấp hơn 200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo điểm a khoản 2 Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định rằng: đối với trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo luật định thì tổng mức đầu tư tối thiểu không thấp hơn 100 tỷ đồng.
Như phần trình bày ở trên, chủ đầu tư có thể gặp khó khăn trong quá trình đầu tư dự án về hạ tầng CNTT. Vì vậy, việc tìm đến một công ty dịch vụ có chuyên môn dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực này là cần thiết. NP Law hân hạnh được đồng hành cùng chủ đầu tư từ bước tư vấn, chuẩn bị hồ sơ đến khi hoàn thành việc đầu tư dự án về hạ tầng CNTT. Nếu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại hay thắc mắc, vui lòng liên hệ với NP Law thông qua hotline 0913449968 hoặc email legal@nplaw.vn để được tư vấn giải quyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn