Pháp luật quy định như thế nào về chuyển vốn đầu tư ra ước ngoài?

Hoạt động chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động đầu tư này cần đáp ứng các điều kiện luật định và cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Hãy cùng NPLAW tìm hiểu các quy định liên quan đến vấn đề này nhé!

I. Nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài hiện nay

Hiện nay, đầu tư là một trong các hình thức kinh doanh được doanh nghiệp ưa chuộng. Đặc biệt trong thời đại tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần bổ sung vốn, công nghệ, năng lực quản lý, khả năng kinh doanh, khả năng tổ chức và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu mà việc đầu tư ra nước ngoài hay còn hiểu là hoạt động chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài ngày càng phổ biến. Các doanh nghiệp không ngại mạo hiểm, thử sức mình trên thương trường quốc tế. 

Do đó, cạnh tranh thu hút vốn đầu tư giữa các quốc gia đang phát triển có sự tương đồng về thị trường, trình độ phát triển, công nghệ và lao động đang ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng dần có sự hoàn chỉnh đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài để hỗ trợ tốt nhất, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp.

II. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài là gì?

 Theo khoản 13 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định:

“Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.”

Theo đó có thể hiểu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài là hoạt động đầu tư ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư mà chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.

III. Các vấn đề pháp lý liên quan đến chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Các vấn đề pháp lý liên quan đến chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài như sau.

1. Điều kiện để được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Theo Điều 66 Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.
  • Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
  • Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 65 của Luật Đầu tư 2020.

Ngoài ra việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.

2. Hồ sơ, thủ tục xin chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Doanh nghiệp muốn chuyển vốn đầu tư ra ngoài tức thực hiện hoạt đồng đầu tư ra nước ngoài thì cần xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Hồ sơ và thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo Điều 62 Luật Đầu tư 2020, cụ thể:

  • Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật Đầu tư 2020.
  • Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định ở trên thì:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật Đầu tư 2020;
  • Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật Đầu tư 2020;
  • Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

  • Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Nguyên tắc mở và sử dụng tài khoản chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài 

Mở và sử dụng tài khoản chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài được thực hiện theo các nguyên tắc tại Điều 5 Thông tư 12/2016/TT-NHNN như sau:

  • Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng 01 (một) loại ngoại tệ phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định pháp luật.
  • Trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam, nhà đầu tư được mở và sử dụng đồng thời 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam và 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định.
  • Nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt cho từng dự án.
  • Trường hợp dự án đầu tư ở nước ngoài có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, mỗi nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt để chuyển vốn ra nước ngoài trong phạm vi tổng vốn đầu tư và tỷ lệ phần vốn góp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
  • Trường hợp thay đổi tài khoản vốn đầu tư bằng loại ngoại tệ khác hoặc thay đổi tổ chức tín dụng được phép nơi mở tài khoản vốn đầu tư, nhà đầu tư thực hiện các bước sau:
  • Mở tài khoản vốn đầu tư bằng loại ngoại tệ khác hoặc tài khoản vốn đầu tư tại tổ chức tín dụng được phép khác;
  • Đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định;
  • Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký thay đổi tài khoản vốn đầu tư, nhà đầu tư phải thực hiện chuyển toàn bộ số dư của tài khoản vốn đầu tư đang sử dụng sang tài khoản vốn đầu tư mới. Sau thời hạn nói trên, tổ chức tín dụng được phép nơi nhà đầu tư đang sử dụng tài khoản vốn đầu tư không cho phép nhà đầu tư sử dụng tài khoản này để thực hiện các giao dịch thu, chi.
  • Tài khoản vốn đầu tư bằng loại ngoại tệ khác, tài khoản vốn đầu tư tại tổ chức tín dụng được phép khác chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu, chi.
  • Sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối, mọi giao dịch thu, chi phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư.
  • Thủ tục mở, đóng tài khoản vốn đầu tư thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

IV. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

1. Có được sử dụng đồng Việt Nam để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài?

Theo khoản 13 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.

Theo Điều 4 Thông tư 12/2016/TT-NHNN quy định như sau:

“Đồng tiền sử dụng để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Đồng tiền sử dụng để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

1. Ngoại tệ.

2. Đồng Việt Nam trong trường hợp chuyển vốn đầu tư sang quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư mà Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có ký kết thỏa thuận, hiệp định song phương, đa phương quy định về việc cho phép sử dụng đồng Việt Nam trong các giao dịch thanh toán, chuyển tiền.”

Theo đó, để chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài được phép sử dụng 02 loại đồng tiền sau:

+ Ngoại tệ.

+ Đồng Việt Nam trong trường hợp chuyển vốn đầu tư sang quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư mà Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có ký kết thỏa thuận, hiệp định song phương, đa phương quy định về việc cho phép sử dụng đồng Việt Nam trong các giao dịch thanh toán, chuyển tiền.

Như vậy, trong trường hợp chuyển vốn đầu tư sang quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư mà Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có ký kết thỏa thuận, hiệp định song phương, đa phương quy định về việc cho phép sử dụng đồng Việt Nam trong các giao dịch thanh toán, chuyển tiền thì có thể sử dụng đồng Việt Nam.

2. Có được sử dụng tài khoản tại Ngân hàng tư nhân để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài?

Theo nguyên tắc mở và sử dụng tài khoản chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài quy định Điều 5 Thông tư 12/2016/TT-NHNN thì: “Nhà đầu tư phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng 01 (một) loại ngoại tệ phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước….” Theo đó, nhà đầu tư thực hiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài thông qua các tài khoản trên, nếu tài khoản tại Ngân hàng tư nhân là tài khoản vốn đầu tư được mở tại tổ chức tín dụng được phép thì có thể được sử dụng để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

3. Nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư cần phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài không?

Nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư cần phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Đây là một trong các điều kiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài theo khoản 1 Điều 66 Luật Đầu tư 2020.

V. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Các vấn đề liên quan đến  chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài mang tính phức tạp. Do đó mà luật quy định khá chặt chẽ cho vấn đề này. Vì vậy, cần tìm luật sư tư vấn có đủ kinh nghiệm, sự hiểu biết về các quy định liên quan đến chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, với kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực pháp lý, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan