Pháp luật quy định như thế nào về đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là một trong các hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Khi thực hiện hoạt động đầu tư này các nhà đầu tư cần tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hãy cùng NPLAW tìm hiểu các quy định liên quan đến đầu tư gián tiếp vào Việt Nam nhé!

I. Nhu cầu đầu tư gián tiếp vào Việt Nam hiện nay

Hiện nay, đầu tư là một trong các hình thức kinh doanh được doanh nghiệp ưa chuộng. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung vốn hạn chế và ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các quốc gia đều tranh thủ thu hút nguồn lực bên ngoài để duy trì và phục hồi nền kinh tế. Do đó, cạnh tranh thu hút vốn đầu tư giữa các quốc gia đang phát triển có sự tương đồng về thị trường, trình độ phát triển, công nghệ và lao động đang ngày càng gay gắt. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung tìm ra các biện pháp có thể phát triển các ngành dịch vụ theo chiều sâu; tạo thêm động lực tốt cho việc tăng năng suất khu vực dịch vụ lẫn khu vực sản xuất kinh doanh cùng nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế. Bên cạnh đó,Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư như rà soát, bổ sung quỹ đất sạch; rà soát lại quy hoạch điện; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; bổ sung chính sách để phát triển công nghiệp hỗ trợ; xây dựng các quy định, tiêu chuẩn như một bộ lọc mới nhằm lựa chọn các nhà đầu tư có công nghệ tiên tiến, có khả năng chống chịu sức ép từ bên ngoài để phát triển bền vững và bảo đảm an ninh quốc gia. 

II. Thế nào là đầu tư gián tiếp vào Việt Nam? Sự khác biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

Theo khoản 12 và 13 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 quy định:

“12. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam

13. Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua việc mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác, góp vốn, mua cổ phần và thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác theo quy định của pháp luật mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.”

Như vậy:

Sự khác biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp vào Việt Nam chính là đầu tư trực tiếp là bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Còn gián tiếp thì nhà đầu tư sẽ đầu tư tiền thông qua các hình thức khác và không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

III. Các vấn đề pháp lý liên quan đến đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

 Các vấn đề pháp lý liên quan đến đầu tư gián tiếp vào Việt Nam như sau.

1. Chủ thể nào được đầu tư gián tiếp vào Việt Nam?

Theo khoản 13 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 quy định:

“13. Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua việc mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác, góp vốn, mua cổ phần và thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác theo quy định của pháp luật mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.”

Đồng thời, tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định:

“19. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.”

Theo đó, chủ thể được đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài, tức là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

2. Các hình thức đầu tư gián tiếp vào thị trường Việt Nam

Hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các hình thức tại Điều 5 Thông tư 05/2014/TT-NHNN, khoản 2 Điều 14 Thông tư 06/2019/TT-NHNN như sau:

  • Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán
  • Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
  • Mua, bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • Mua bán các giấy tờ có giá khác bằng đồng Việt Nam do người cư trú là tổ chức được phép phát hành trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và các tổ chức được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo các quy định của pháp luật về chứng khoán; ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
  • Góp vốn, chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
  • Các hình thức đầu tư gián tiếp khác theo quy định của pháp luật.

3. Nguyên tắc khi đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

Khi đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, nhà đầu tư cần đảm bảo các nguyên tắc tại Điều 4 Thông tư 05/2014/TT-NHNN, cụ thể:

  • Một. mọi hoạt động đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài phải được thực hiện thông qua 01 (một) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp mở tại 01 (một) ngân hàng được phép.
  • Hai, khi thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam dưới các hình thức quy định tại Điều 5 của Thông tư 05/2014/TT-NHNN, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại Thông tư 05/2014/TT-NHNN, các quy định của pháp luật về mở và sử dụng tài khoản thanh toán, quy định tại Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán, các quy định hiện hành của pháp Luật liên quan đến hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam và hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
  • Ba, số dư trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài không được chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

IV. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

Các thắc mắc phổ biến liên quan đến đầu tư gián tiếp vào Việt Nam như sau.

1. Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư gián tiếp vào Việt Nam có bắt buộc phải mở tài khoản vốn đầu tư hay không?

Khi đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải mở một tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư này theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 05/2014/TT-NHNN.

2. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư gián tiếp vào Việt Nam có thể mở tài khoản đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ được hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối 2013 quy định như sau:

“Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam

1. Nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú phải mở tài khoản đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Vốn đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ phải được chuyển sang đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư thông qua tài khoản này.”

Theo đó nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú phải mở tài khoản đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Vốn đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ phải được chuyển sang đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư thông qua tài khoản này. Như vậy sẽ không được mở tài khoản đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ.

Bên cạnh đó tại Điều 4 Thông tư 05/2014/TT-NHNN cũng có quy định một số nội dung liên quan như sau:

- Mọi hoạt động đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài phải được thực hiện thông qua 01 (một) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp mở tại 01 (một) ngân hàng được phép.

- Số dư trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài không được chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư gián tiếp vào Việt Nam có được đổi tài khoản vốn đầu tư sang ngân hàng khác không?

Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2014/TT-NHNN có quy định như sau:

“2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đang mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một ngân hàng được phép nhưng có nhu cầu mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một ngân hàng được phép khác, nhà đầu tư nước ngoài phải đóng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản mới. Thủ tục mở, đóng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp được thực hiện theo quy định của ngân hàng được phép.

Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện các giao dịch thu chi trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp mới mở theo quy định nêu trên sau khi đã đóng và tất toán tài khoản vốn đầu tư gián tiếp đã mở trước đây.”

Theo quy định trên thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam có thể đổi tài khoản vốn đầu tư sang ngân hàng được phép khác.

Tuy nhiên khi nhà đầu tư nước ngoài đang mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một ngân hàng được phép nhưng có nhu cầu mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một ngân hàng được phép khác, nhà đầu tư nước ngoài phải đóng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản mới. 

V. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

Các vấn đề liên quan đến  chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài mang tính phức tạp. Do đó mà luật quy định khá chặt chẽ cho vấn đề này. Vì vậy, cần tìm luật sư tư vấn có đủ kinh nghiệm, sự hiểu biết về các quy định liên quan đến chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, với kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực pháp lý, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan