Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật. Việc hoạt động cho thuê lại doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện và nguyên tắc nhất định. Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ giải đáp một số thắc mắc về quy định liên quan đến doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Cho thuê lại lao động là một ngành, nghề kinh doanh khá phổ biến và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp cho thuê lại lao động cũng được thành lập và biết đến ngày càng rộng rãi hơn. Hoạt động cho thuê lại lao động giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh nguồn nhân lực trong thời gian ngắn. Đồng thời tạo điều kiện cho người lao động được trải nghiệm nhiều môi trường làm việc khác nhau.
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp cho thuê lại lao động được quy định như sau:
“Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê lại)”.
Như vậy, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp, được cấp phép hoạt động và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định trên.
Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động quy định tại Phụ lục II Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020. Hiện nay có 20 công việc được cho thuê lại lao động, bao gồm một số công việc như:
Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động theo Điều 53 Bộ luật lao động 2019 gồm:
- Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
- Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
+ Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
+ Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
+ Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
- Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
+ Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
+ Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
+ Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
- Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Để thành lập doanh nghiệp cho thuê lại lao động, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 12 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp cho thuê lại lao động thực hiện theo quy định của luật doanh nghiệp như sau:
Thành phần hồ sơ:
Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp thì thành phần hồ sơ nêu trên sẽ có sự thay đổi tương ứng với loại hình đó theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục:
Bước 1: Nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí
Bước 2: Nhận kết quả
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp không được hoàn trả trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định của pháp luật thì không được thành lập doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Theo khoản 1 Điều 54 Bộ luật lao động 2019: “1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động”.
Như vậy, doanh nghiệp cho thuê lại lao động bắt buộc phải ký quỹ.
Theo Khoản 4 Điều 56 Bộ luật lao động 2019, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có nghĩa vụ: “Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;”
Do vậy, Doanh nghiệp cho thuê lại lao động sẽ phải trả lương cho người lao động thuê lại theo quy định.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động (doanh nghiệp cho thuê lại lao động) thì có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động theo quy định chung về lao động tại Điều 129 Bộ luật lao động 2019.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại khi thực hiện nhiệm vụ được doanh nghiệp cho thuê lại lao động giao thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người lao động của mình gây ra theo quy định tại Điều 597 Bộ luật dân sự 2015.
NPLaw cung cấp các dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Hỗ trợ, tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan; Đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn