Khởi kiện thừa kế đất đai chủ yếu xảy ra giữa những người có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng. Tranh chấp về chia thừa kế đất đai trên thực tế khá phức tạp dẫn tới nhiều tranh chấp người dân không thể tự mình thực hiện. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu những quy định về thủ tục khởi kiện thừa kế đất đai thông qua bài viết dưới đây.
Theo bộ luật Dân sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật dân sự 2015” (Điều 611 Bộ luật dân sự 2015).
Như vậy để trả lời cho câu hỏi “khi nào càn phải khởi kiện thừa kế đất đai” là Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di sản của người chết để lại, xác định người được hưởng thừa kế, thời hiệu khởi kiện và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp về thừa kế...
2. Nguyên tắc khởi kiện thừa kế đất đai
Nguyên tắc khởi kiện thừa kế gồm 4 bước sau:
Bước 1: Xác định nội dung tranh chấp thừa kế muốn khởi kiện
Việc khởi kiện tranh chấp thừa kế yêu cầu người khởi kiện phải xác định muốn Tòa án giải quyết những vấn đề gì? Do đó các bạn cần xác định rõ:
Tài sản nào (di sản) yêu cầu phân chia và cách phân chia mong muốn.
Thời hiệu khởi kiện đòi quyền thừa kế đối với tài sản đó còn hay không.
Bước 2: Khai nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế tới Tòa án
Để Tòa án tiếp nhận giải quyết yêu cầu khởi kiện tranh chấp thừa kế thì người khởi kiện phải tự mình hoặc ủy quyền thực hiện thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện và nhận các thông báo, công văn từ Tòa án.
Bước 3: Nộp án phí tại Chi cục thi hành án dân sự
Hồ sơ sau khi được Tòa án tiếp nhận thì bạn sẽ nhận được thông báo đóng tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm. Bạn cần thực hiện việc đóng tạm ứng án phí trong vòng 07 ngày đúng với nội dung thông báo. Án phí nộp xong thì gửi biên lai gốc cho Tòa án.
Bước 4: Yêu cầu thi hành án bản án giải quyết tranh chấp di sản thừa kế
Tranh chấp thừa kế sau khi được Tòa án giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực mà người có nghĩa vụ không thực hiện thì người có quyền lợi được quyền nộp đơn yêu cầu thi hành án tới chi cục thi hành án dân sự để được thi hành bản án.
Căn cứ Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản đối với bất động sản là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết). Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Ngoài ra, theo Hướng dẫn số 24/HD-VKSTC ngày 12/5/2021, có một số trường hợp về thời hiệu khởi kiện cần nắm rõ như sau:
- Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990, cụ thể: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản được tính từ ngày 10/9/1990.
- Trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1991 mà không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia và di sản thừa kế là nhà ở thì thời hiệu khởi kiện được xác định theo quy định tại Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10.
- Trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia và di sản thừa kế là nhà ở thì thời hiệu khởi kiện được xác định theo quy định tại Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11.
Ai có quyền khởi kiện vụ án dân sự?
Theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về khởi kiện vụ án dân sự cụ thể như sau:
Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác như thế nào?
Có được kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng khi người khởi kiện chết?
Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về kế thừa quyền, nghĩa vụ cụ thể như sau:
"Điều 74. Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng
1. Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.
2. Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức đó được xác định như sau:
a) Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng;
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng;
c) Trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó tham gia tố tụng.
3. Trường hợp thay đổi chủ sở hữu của tổ chức và có việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho chủ sở hữu mới thì chủ sở hữu mới kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
4. Trường hợp tổ chức được chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự thì tổ chức đó kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
5. Trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự mà người đại diện đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tố tụng; nếu không cử được người đại diện hoặc tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì các cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng."
Đối với đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết thì quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế. Việc thừa kế quyền và nghĩa vụ của người đã mất là đương sự trong vụ việc dân sự chỉ xác định trên cơ sở kế thừa quyền nghĩa vụ về tài sản. Như vậy, những người thừa kế có quyền khởi kiện, tuy nhiên cần có sự uỷ quyền của những người thừa kế cho một người đại diện khởi kiện hoặc tất cả những người này cùng tham gia khởi kiện.
Nếu quý khách cần một đơn vị hỗ trợ pháp lý trong việc tư vấn khởi kiện thừa kế đất đai, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Ngoài việc tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến yêu cầu của quý khách hàng, chúng tôi còn trực tiếp soạn thảo hồ sơ, đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng
Chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ uy tín và chất lượng, tiết kiệm thời gian nhanh chóng với mức chi phí phải chăng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau.
NPLAW tự tin với đội ngũ chuyên viên tư vấn, luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xin cấp giấy phép sẽ mang đến cho quý khách những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn