Khi tham gia tố tụng, mỗi vị trí sẽ giữ vai trò khác nhau nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân, của người bị hại và đưa sự thật ra ánh sáng pháp luật. Người vi phạm sẽ phải chịu những hình phạt phù hợp với mức độ và hành vi phạm tội của họ. Một trong các vị trí quan trọng trong pháp luật tố tụng là người bào chữa. Hiện nay pháp luật đã có nhiều quy định cụ thể cho vị trí này nhằm đảm bảo rằng không một cá nhân hay tổ chức nào có thể lợi dụng người bào chữa để làm sai lệch đi sự thật. Vậy những ai có thể trở thành người bào chữa, điều kiện trở thành người bào chữa là gì, trường hợp nào thì được chỉ định người bào chữa và các vấn đề khác liên quan đến người bào chữa, pháp luật có quy định gì? Hãy cùng NPLAW tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tại khoản 1 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
Căn cứ khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì người bào chữa có thể là:
Quy định chỉ định người bào chữa tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định:
Như vậy, bị cáo được quyền không có người bào chữa trừ trường hợp bị kết tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình hoặc bị cáo có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn. Tức là Người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ có quyền đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận từ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trở lên cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
Khi người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích nộp đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu này và thông báo đến người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa.
Tại khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định một số trường hợp người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích không mời người bào chữa, thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ bao gồm
Như vậy, nếu thuộc hai trường hợp trên thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ.
Để trở thành người bào chữa thì cần đảm bảo các điều kiện tại khoản 3, 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, cụ thể:
Những người sau đây không được bào chữa là:
Ngoài ra, một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Tương tự, nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.
Căn cứ vào Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về việc gặp người bào chữa của người bị tạm giam thì phải xuất trình:
Như vậy, người bào chữa được gặp người bị tạm giam để thực hiện bào chữa tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh. Khi gặp người bị tạm giam thì người bào chữa phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.
Căn cứ vào khoản 4 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam nếu:
Lưu ý: Trường hợp thăm gặp người bị tạm giam là người nước ngoài được thực hiện theo quy định như đối với công dân Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc thỏa thuận về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc với tổ chức nhân đạo. Việc tiếp xúc, thăm gặp có thể mời đại diện của cơ quan ngoại giao Việt Nam hoặc đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng tham dự.
Căn cứ vào Điều 34 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về chế độ gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi thì người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự theo quy định tại Điều 22 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 với số lần thăm gặp được tăng gấp đôi so với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người đủ 18 tuổi trở lên.
Như vậy, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được gặp người bào chữa với số lần thăm gặp được tăng gấp đôi so với người bị tạm giam là người đủ 18 tuổi trở lên.
Theo khoản 5 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về người bào chữa như sau:
“5. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.
Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc”
Đồng thời, tại điểm đ khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người bị buộc tội bao gồm: người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Từ những quy định trên cho thấy một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều bị cáo miễn là quyền và lợi ích hợp pháp của họ không bị đối lập nhau.
Để được cấp Giấy chứng nhận người bào chữa khi tham gia tố tụng thì cần thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa theo Điều 78 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, người bào chữa cần xuất trình các loại giấy tờ gồm:
Giấy tờ đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ vào sổ đăng ký bào chữa trong thời hạn 24 giờ. Ngoài ra, thủ tục này còn được hướng dẫn cụ thể tại hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 46/2019/TT-BCA.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được trở thành người bào chữa bao gồm:
- Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
- Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, người làm chứng không được trở thành người bào chữa trong cùng một vụ án hình sự.
Để tham gia bào chữa trong tố tụng thì người bào chữa cần có sự am hiểu nhất định, kinh nghiệm phong phú và phải đáp ứng được các quy định của luật đối với người bào chữa. Với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực pháp lý, Công ty Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
Bạn cần luật sư cố vấn, bào chữa, giải quyết các vấn đề pháp lý, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng, liên hệ ngay với NPLAW theo thông tin sau:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú
Hotline: 0913 449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn