Pháp luật quy định như thế nào về nhượng quyền kinh doanh spa?

Nhượng quyền kinh doanh spa là phương thức kinh doanh lĩnh vực làm đẹp mới xuất hiện ở Việt Nam hiện nay và là mô hình kinh doanh hạn chế được nhiều rủi ro nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết quy định của pháp luật về nhượng quyền kinh doanh spa. Vì vậy NPLaw sẽ cung cấp các thông tin về nhượng quyền kinh doanh spa thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

1. Nhượng quyền kinh doanh spa là gì

Nhượng quyền là hình thức phổ biến trong kinh doanh, bao gồm lĩnh vực spa. Nhượng quyền được hiểu là sự hợp tác giữa 2 bên, trong đó một bên tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân sẽ là người chi tiền để sử dụng thương hiệu, quy trình làm việc, công thức sản phẩm, ứng dụng công nghệ đã có sẵn của một thương hiệu, cửa tiệm nào đó nhằm mục đích sinh lời.

  • Đặc điểm nhượng quyền kinh doanh spa
  • Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền kinh doanh spa

Khi một bên đồng ý nhượng quyền kinh doanh spa đồng nghĩa rằng bên đó sẽ mua lại thương hiệu của các hãng spa nổi tiếng. Khi đó bên nhượng quyền cần cung cấp công thức, kỹ thuật thực hiện dịch vụ và hỗ trợ nhân lực, tư vấn giải pháp cho bên mua đó để thu hút và làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

  • Giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền luôn tồn tại một mối quan hệ hỗ trợ mật thiết

Hai bên sẽ có những ràng buộc với nhau về quyền lợi, trách nhiệm pháp lý, tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận. Do đó khi hoạt động kinh doanh thuận lợi, cả bên gia nhượng quyền và bên cho nhượng quyền sẽ cùng hưởng lợi, ngược lại nếu có vấn đề phát sinh cần phải cùng nhau xử lý, chịu trách nhiệm.

  • Luôn có sự kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành công việc của bên nhận quyền

Quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền được pháp luật đa số các quốc gia trên thế giới thừa nhận. Theo đó, bên nhượng quyền có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện các quyền thương mại của Bên nhận quyền. Sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với Bên nhận quyền như đã nói ở trên sẽ trở nên vô nghĩa và thiếu đi tính thực tế nếu như bên nhượng quyền không có quyền năng kiểm soát hoạt động điều hành kinh doanh của bên nhận quyền. Quyền năng này của bên nhượng quyền đã thực sự tạo nên chất kết dính quan trọng trong việc xây dựng tính thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá và dịch vụ.

Việc nhượng quyền kinh doanh spa đang là hình thức phổ biến hiện nay, mang đến nhiều cơ hội, đặc biệt với những người có ngân sách còn hạn chế và chưa có nhiều kỹ năng hay thuần thục trong các phương pháp, kỹ thuật thực hiện dịch vụ cho khách hàng.

2. Thực trạng về nhượng quyền kinh doanh spa hiện nay

Theo một nghiên cứu gần đây cho biết, vào năm 2022 thị trường dịch vụ Spa trên toàn cầu sẽ góp 154,6 tỷ đô la vào nền kinh tế chung. Có thể thấy rằng, mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch Covid-19 trên khắp toàn cầu những năm vừa qua, nhưng ngành Spa vẫn giữ được vị thế và vai trò của mình. Làm đẹp, chăm sóc sức khỏe đang dần trở thành một nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.

Thị trường Spa, nhu cầu làm đẹp, chăm sóc bản thân xuất phát từ lối sống bận rộn đặc biệt là những người sống ở khu vực thành phố, đô thị. Vì không có nhiều thời gian rảnh rỗi để tự chăm chút cho vẻ đẹp của bản thân nên họ đã nghĩ đến việc sử dụng dịch vụ spa trên thị trường. Chính điều này đã giúp ngành Spa ngày càng phát triển và được mở rộng.

Spa là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sinh lợi khá cao tại Việt Nam. Do tỷ lệ dân số già ngày càng tăng, các thị trường mới xuất hiện nhiều giúp ngành Spa ngày càng phủ sóng rộng và lợi nhuận tăng cao.

Mặc dù Spa là một ngành nghề có mức độ tăng trưởng mạnh và phổ biến trên thị trường, nhưng chi phí để đầu tư kinh doanh là không hề nhỏ. Chi phí đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị, chuyên gia trị liệu, đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề,... khiến các nhà đầu tư “đứng ngồi không yên” và lo sợ về việc tự mở công ty Spa, làm đẹp.

Tuy nhiên, điều này đã không còn là rào cản nữa bởi bây giờ hoàn toàn có thể ứng dụng mô hình nhượng quyền thương hiệu Spa, làm đẹp. Mô hình nhượng quyền thương hiệu trong ngành Spa được xem là xu hướng và đang được ứng dụng phổ biến. Vì chỉ có ít vốn nhưng hoàn toàn có thể tự kinh doanh ngành spa với thương hiệu nổi tiếng. 

3. Ưu và nhược điểm của nhượng quyền kinh doanh spa hiện nay

3.1. Ưu điểm của nhượng quyền kinh doanh spa

- Được tự do kinh doanh dưới tên tuổi của một thương hiệu spa uy tín với số vốn đầu tư nhỏ hơn rất nhiều so với việc tự xây dựng thương hiệu mới. 

- Giảm thiểu tối đa rủi ro khi đầu tư, xây dựng thương hiệu mới. 

- Được đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, massage, làm đẹp theo công nghệ chuẩn hoá.

- Sử dụng dịch vụ/sản phẩm và hệ thống hoạt động chuẩn hoá.

- Được hỗ trợ các chương trình quảng cáo, chiến lược marketing và tiếp cận khách hàng.

- Ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý khách hàng, tài chính, nhân viên theo một hệ thống.

3.2. Nhược điểm của nhượng quyền kinh doanh spa

  • Phải chia sẻ lợi nhuận kinh doanh với bên nhượng quyền
  • Phụ thuộc vào bên nhượng quyền khá nhiều về mặt quản lý, các hoạt động kinh doanh, chương trình Marketing,…
  • Cạnh tranh với các chi nhánh spa cùng thương hiệu
  • Hoạt động trong khuôn khổ, tuân thủ các quy định mà hệ thống đã setup sẵn
  • Không được tuỳ ý sáng tạo, thêm bớt các dịch vụ không có trong hệ thống.

4. Các bước nhượng quyền kinh doanh spa

Bước 1: Đăng ký sở hữu trí tuệ các yếu tố nhận dạng thương hiệu

Hình thức nhượng quyền thương hiệu gần giống như việc chuyển giao tài sản trí tuệ của thương hiệu. Do đó trước khi chuyển giao những tài sản quý giá này cho phía được nhượng quyền, bạn cần phải đăng ký quyền sở hữu trí tuệ về pháp lý đối với bộ nhận dạng thương hiệu của công ty cụ thể như: Tên thương hiệu, hình ảnh, logo, sáng chế dịch vụ, sản phẩm độc quyền…

Bước 2: Đăng ký hợp pháp hình thức nhượng quyền thương hiệu

Bước 3: Khi tìm được đối tác nhượng quyền trước tiên phải tìm hiểu mong muốn của cả hai bên nhượng quyền, để xem xét về định hướng của cả hai bên.

Bước 4: Thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên, sau đó ký kết hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.

Hợp đồng nhượng quyền phải đầy đủ các đề mục quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên; cách thức chia lợi nhuận; phạm vi nhượng quyền; thời gian hiệu lực hợp đồng; điều lệ đơn phương chấm dứt hợp đồng; các cam kết về bảo mật tài sản trí tuệ thương hiệu; các điều khoản bồi thường khi vi phạm hợp đồng của hai bên, làm mất uy tín của thương hiệu,…

Bước 5: Set up và đào tạo cho bên được nhượng quyền về quy trình dịch vụ, máy móc thiết bị cần thiết, marketing thu hút khách hàng, sản phẩm và giá cả…

5. Một số lưu ý khi nhượng quyền kinh doanh spa

- Lưu ý đối với hợp đồng chuyển nhượng

Hợp đồng nhượng quyền là phần rất quan trọng trong việc thực hiện các thủ tục nhượng quyền spa. Các điều khoản trên hợp đồng thể hiện cho sự thống nhất ý kiến, quan điểm của cả hai bên về quyền và lợi ích phát sinh sau đó. Chính vì thế, soạn thảo hợp đồng là điều hết sức quan trọng và cần được ràng buộc pháp lý rõ ràng, minh bạch để có thể làm căn cứ khi cả hai xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp và cần đến sự can thiệp của pháp luật. Cụ thể, một số điều khoản quan trọng nhất định phải có trong hợp đồng bao gồm:

  • Nội dung nhượng quyền của bên nhượng quyền cam kết với bên nhận nhượng quyền
  • Thời gian hiệu lực hợp đồng và thời gian thanh toán
  • Phương thức thanh toán hợp đồng
  • Quyền lợi và trách nhiệm của bên nhượng quyền
  • Quyền lợi và trách nhiệm của bên nhận nhượng quyền
  • Các quy định xử phạt hoặc phương án giải quyết cụ thể khi một trong hai bên vi phạm điều khoản hợp đồng, không tuân thủ đúng cam kết, không thực hiện đúng theo quyền lợi và trách nhiệm đã được thỏa thuận.

- Ngoài lưu ý về hợp đồng, thì khi nhượng quyền kinh doanh spa cần lưu ý:

  • Quan tâm tới vấn đề tài chính: Khi nhận nhượng quyền cũng đồng nghĩa với việc bỏ ra chi phí nhất định sử dụng thương hiệu.
  • Lựa chọn thương hiệu uy tín: Trên thị trường có nhiều thương hiệu khác nhau, có uy tín và có làm ăn nhiều uẩn khuất bên trong. Do vậy khi muốn nhận nhượng quyền spa bạn nên tìm hiểu để làm việc với đơn vị có uy tín cao.
  • Quan tâm đến hiệu quả lâu dài: Tương lai có thể phát triển mạnh mẽ thương hiệu, mang về doanh số tốt hay không. Vì nhượng quyền mục đích là để kinh doanh phải có lợi mới sử dụng.

6. Có nên nhượng quyền kinh doanh spa không?

- Đối với bên khách hàng muốn kinh doanh spa

Khi nhượng quyền thương hiệu, thì việc xây dựng một cửa hàng mới gần như được giảm đến mức tối thiểu. Nguyên nhân chính do các rủi ro đó đã được chủ nhượng quyền trải qua và khắc phục nhược điểm. Họ đã đúc kết nhiều kinh nghiệm để có được sự tín nhiệm từ người tiêu dùng. Như vậy, hình thức kinh doanh này cũng là cách hiệu quả để thu hút khách hàng và có nguồn thu nhập ổn định ngay từ ban đầu.

Bên cạnh đó, khách hàng còn có các lợi ích khác như tham gia các chương trình đào tạo miễn phí, được hỗ trợ kỹ thuật trong thời gian đầu, hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn làm đẹp theo công nghệ tiên tiến, được chia sẻ bí quyết kinh doanh của thương hiệu, hỗ trợ hình ảnh, chương trình quảng cáo, được dùng chung app quản lý khách hàng, biết cách quản trị nhân sự, chi phí hàng tồn kho,….

Tuy nhiên khi nhận nhượng quyền từ thương hiệu, chắc chắn bên nhượng quyền phải tốn thêm một khoản phí cố định đáng kể chính là phí nhượng quyền. Không những thế, các chi nhánh nhượng quyền khác của cùng thương hiệu sẽ là đối thủ cạnh tranh. Đây là điều khó tránh được mà cửa hàng phải đối phó.

Đặc biệt, chủ kinh doanh phải tuân thủ theo những yêu cầu của đối tác nhượng quyền. Người nhận nhượng quyền không được tự ý thực hiện theo ý muốn riêng nên kìm hãm sự sáng tạo trong kinh doanh.

- Đối với bên cơ sở kinh doanh spa

Lợi ích đầu tiên khi nhượng quyền thương hiệu cho một bên khác chắc chắn có được chính là phí nhượng quyền. Như vậy, ngoài lợi nhuận từ việc kinh doanh hàng ngày, chủ doanh nghiệp khi đi nhượng quyền sẽ thu được một khoản lợi khác rất hấp dẫn. Bên cạnh đó, khi có nhiều đối tác nhượng quyền, thương hiệu sẽ ngày càng phủ sóng rộng và được biết đến nhiều hơn. Bằng cách này, spa không những tạo được lợi thế cạnh tranh lớn còn tăng độ uy tín, chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.

Khi việc nhượng quyền chưa thực sự chuyên nghiệp và không được kiểm soát chặt chẽ, khả năng một số cơ sở không hoạt động theo quy trình, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, uy tín của ngành hàng là hoàn toàn có thể xảy ra. Kết quả “tai tiếng” từ một chi nhánh rất dễ tạo hiệu ứng domino đến những chi nhánh khác, làm doanh thu cả hệ thống giảm đáng kể và rất khó để khắc phục hậu quả hoặc cần tốn kém nhiều chi phí.

Như vậy, có thể thấy rằng cả bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền đều có những ưu nhược điểm riêng khi tham gia hình thức này. Bạn quyết định có nên đi theo lối kinh doanh nhượng quyền nhưng vẫn còn phân vân?

Bạn hãy phân tích các điểm lợi và hại, thế mạnh và nhược điểm của chính mình ngay từ đầu. Bên cạnh đó, nên tham khảo nhiều spa. Điều này để biết được hệ thống của họ có thực sự phù hợp với khả năng tài chính, chuyên môn và có thể theo đuổi lâu dài hay không.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan