Súng hơi trên thực tế ở Việt Nam được một số bộ phận cá nhân sử dụng phục vụ mục đích săn bắn thú rừng. Súng hơi được chế tạo thủ công hoặc công nghiệp. Theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 thì súng hơi được ghi nhận là một trong các loại súng săn và mang tính chất của vũ khí nói chung, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về việc sử dụng súng hơi. Bài viết dưới đây, NPLaw làm rõ hơn về vấn đề liên quan đến lĩnh vực này nhé.
Theo quy định tại Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ như sau:
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên, pháp luật Việt Nam không cho phép sử dụng súng hơi, và việc sử dụng súng hơi mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền là trái với quy định pháp luật.
Khoản 1 và khoản 3 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 nêu rõ: Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất. Vũ khí bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự. Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.
Như vậy, nếu cá nhân sử dụng súng hơi nhằm phục vụ cho các mục đích cá nhân là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nếu bị phát hiện.
Về điều kiện được sử dụng súng hơi: Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định người được giao sử dụng súng hơi phải đáp ứng các điều kiện sau:
Căn cứ Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi sử dụng súng hơi trái phép như sau:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng súng hơi trái phép theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP;
- Trường hợp không may bị "đạn lạc" làm chết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người, theo Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Khung hình phạt thấp nhất của tội này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm; trường hợp phạm tội làm chết hai người trở lên thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
Theo quy định tại điểm a khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì súng hơi được xác định là một loại công cụ hỗ trợ. Việc trang bị và sử dụng súng hơi phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ như sau: “Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ; trừ trường hợp trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê vũ khí thô sơ để làm hiện vật trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.”
Như vậy, hành vi cho người khác mượn súng hơi là hành vi bị cấm.
Theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, vì súng săn có bao gồm cả súng hơi nên người có hành vi tàng trữ súng hơi sẽ bị phạt hành chính từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn