Pháp luật quy định như thế nào về tái cơ cấu?

Tái cơ cấu là việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị nào đó, mà thường là một công ty. Ngoài việc tổ chức cho một công ty về các mảng chức năng và xem xét các nhiệm vụ mà mỗi chức năng thực hiện, theo lý thuyết tái cơ cấu, chúng ta còn phải chú ý tới các quy trình hoàn thiện từ khâu tìm kiếm các nguyên liệu, cho tới các khâu sản xuất, tiếp thị và phân phối. Công ty cần được tái cơ cấu qua một loạt các quy trình.

I. Tìm hiểu thế nào là tái cơ cấu

1. Tái cơ cấu là gì?

Tái cơ cấu là việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị nào đó, mà thường là một công ty. Ngoài việc tổ chức cho một công ty về các mảng chức năng và xem xét các nhiệm vụ mà mỗi chức năng thực hiện, theo lý thuyết tái cơ cấu, chúng ta còn phải chú ý tới các quy trình hoàn thiện từ khâu tìm kiếm các nguyên liệu, cho tới các khâu sản xuất, tiếp thị và phân phối. Công ty cần được tái cơ cấu qua một loạt các quy trình.

2. Tại sao cần tái cơ cấu?

Mục đích của việc tái cơ cấu chính là để nâng cao năng suất, hiệu suất kinh doanh, tìm cách phát triển và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Chính vì điều đó giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển, và tìm được chỗ đứng trên thị trường hiện nay. 

Việc tái cơ cấu cho thấy những mặt tích cực đối với doanh nghiệp, điển hình như:

  • Tăng thêm phạm vi ảnh hưởng doanh nghiệp, mở rộng nhiều phạm vi hoạt động
  • Giúp doanh nghiệp đa dạng hoá các lĩnh vực kinh doanh
  • Xây dựng và phát triển thương hiệu, tăng thêm uy tín cho các doanh nghiệp từ trong và ngoài nước.

Phương án tái cơ cấu doanh nghiệp cần được phải cân nhắc, xem xét thường xuyên theo chu kỳ, nếu không có khả năng sẽ mất cân bằng hệ thống. Doanh nghiệp cần tái cấu trúc vì áp lực bên ngoài, thích nghi với môi trường thương mại thay đổi. Doanh nghiệp nghiệp tái cấu trúc do áp lực từ bên trong sao cho phù hợp với việc tăng trưởng phát triển của mình. 

3. Cần tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp khi nào?

Tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ được thực hiện khi doanh nghiệp đang gặp các vấn đề khiến cho tình hình hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Vấn đề hoạt động không hiệu quả, trì trệ có thể là do cơ cấu sai, chiến lược không hợp lý, quản lý không hiệu quả, không có sự phối hợp giữa các bộ phận, nguồn nhân lực yếu kém.

II. Nguyên tắc khi tái cơ cấu

Nguyên tắc khi tái cơ cấu như sau: 

1. Văn hoá là điều kiện cần

Thực chất, không có doanh nghiệp nào là không có văn hóa. Chỉ có văn hóa ấy được hình thành một cách có chủ đích hay không có chủ đích; và phù hợp với mục tiêu, chiến lược mà doanh nghiệp đề ra trong quá trình tái cấu trúc hay không mà thôi. Điều quan trọng là chúng ta cần xem xét những yếu tố không phù hợp và xây dựng những nguyên tắc văn hóa mới phù hợp với những định hướng mới.

2. Tính đồng bộ và liên kết là điều kiện đủ

Nếu chỉ nâng cấp bánh sau, xe có thể tăng tốc, nhưng loạng choạng, đánh võng. Cũng giống như tái cấu trúc chỉ nâng cấp hệ thống quản trị thực thi mà bỏ qua việc thay đổi tư duy và kỹ năng lãnh đạo, doanh nghiệp có thể sẽ hiệu quả trong thời gian đầu, nhưng sau đó lại rơi vào vòng luẩn quẩn và kiệt sức. Bởi tái cấu trúc đòi hỏi bản thân lãnh đạo cũng như đội ngũ có được tư duy phù hợp, phải có đủ kỹ năng để ứng dụng những công cụ quản trị hiện đại. Hãy hình dung điều này cũng giống như khi ai đó tặng cho bạn chiếc xe Rolls Royce, nhưng bạn lại dùng chúng để thồ hàng hóa vậy.

III. Quy định pháp luật về tái cơ cấu

Quy định của pháp luật về tái cơ cấu được quy định như sau: 

1. Tái cơ cấu gồm những nội dung nào?

Quá trình tái cơ cấu dù ở bất cứ cấp độ nào muốn trọn vẹn phải bao gồm ba khâu chính là: tư duy lại; thiết kế lại; và xây dựng lại.

2. Vai trò của tái cơ cấu

Một trong những vai trò của tái cơ cấu kinh tế là việc tái cơ cấu được thực hiện ở tất cả các cấp độ của nền kinh tế bao gồm tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, tái cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và tái cơ cấu các doanh nghiệp.

Tái cơ cấu kinh tế cũng góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển kinh tế dựa vào tri thức, thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng thị trường mà trong đó chú trọng phát triển xanh và thân thiện với môi trường.

IV. Giải đáp một số câu hỏi về tái cơ cấu

1. Xử lý tài chính khi tái cơ cấu như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2022/TT-BTC quy định về xử lý tài chính khi tái cơ cấu như sau:

- Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, căn cứ phương án tái cơ cấu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt:

+ Công ty Mua bán nợ Việt Nam xem xét, giảm trừ nghĩa vụ trả nợ tối đa bằng số âm vốn chủ sở hữu theo Quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu về xác định giá trị doanh nghiệp trừ đi phần giảm trừ nghĩa vụ trả nợ của các chủ nợ khác (nếu có) và không vượt quá số chênh lệch giữa giá trị số sách khoản nợ mua và giá vốn mua nợ tính đến thời điểm quyết định giảm trừ nghĩa vụ trả nợ;

+ Các chủ nợ khác quyết định giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu theo thỏa thuận giữa các bên.

- Từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp tái cơ cấu tiếp tục xử lý tài chính theo quy định. Trong đó:

+ Lợi nhuận phát sinh được phân phối theo quy định hiện hành đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

+ Doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành (nếu có).

+ Trường hợp phát sinh lỗ thì cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp tái cơ cấu làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan để có biện pháp khắc phục, bồi thường theo quy định, số lỗ còn lại được Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ tham gia tái cơ cấu xem xét, thực hiện tiếp việc giảm trừ một phần nghĩa vụ trả nợ nếu còn nguồn chênh lệch giữa giá vốn mua nợ và giá trị sổ sách khoản nợ.

2. Những vấn đề nào cần phải xử lý sau khi tái cơ cấu?

Những vấn đề cần xử lý sau khi tái cơ cấu là:

- Người quản lý

- Chính sách quản trị

- Nhân sự

- Kế thừa quyền và nghĩa vụ

3. Cần lưu ý gì khi tái cơ cấu

Những điều cần lưu ý khi tái cơ cấu là:

- Xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ và hiệu quả

- Lập kế hoạch chi tiết trước khi thực hiện

- Lắng nghe ý kiến phản hồi của nhân viên

- Lựa chọn cấu trúc phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp

- Duy trì theo dõi sau khi tái cơ cấu


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan