Hiện nay, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đã và đang diễn ra hết sức phổ biến trên thực tế. Vì lòng tham của những đối tượng có hành vi trái pháp luật này là vô đáy, nên họ sẽ không từ mọi thủ đoạn để có thể chiếm đoạt bằng được phần tài sản của người khác. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự đời sống xã hội, do đó mà tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một trong những tội nguy hiểm và được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Vậy tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì? Khi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào? Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng NPLaw tìm hiểu và làm rõ các vấn đề liên quan đến loại tội phạm nêu trên.
Căn cứ theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được hiểu là khi chủ thể có hành vi vay, mượn, thuê,...hoặc nhận tài sản của người khác thông qua việc giao kết hợp đồng nhưng sau đó đã nảy sinh ý định chiếm đoạt và đã dùng các thủ đoạn gian dối nhằm biến tài sản này thành của mình. Khi đến thời hạn hợp đồng, họ lẩn trốn hoặc họ cố tình không thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản cho chủ sở hữu mặc dù có điều kiện chi trả. Hoặc cũng có thể số tài sản đó đã sử dụng vào mục đích sai trái, dẫn đến không còn khả năng trả lại.
Để có thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo thì chủ thể thực hiện hành vi phạm tội này phải đáp ứng các yếu tố quy định tại Khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
Về chủ thể: Người thực hiện hành vi phạm tội này phải có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, thì phải từ 16 tuổi trở lên.
Về khách thể: Khác với một số tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác như (tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản,...) thì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không tác động đến tính mạng, sức khỏe, mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, mà ở đây là tài sản hợp pháp của người khác.
Về mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Nghĩa là mục đích của việc thực hiện hành vi trái pháp luật này là muốn chiếm đoạt phần tài sản của người khác.
Về mặt khách quan:
Lưu ý là tài sản bị chiếm đoạt phải từ 4.000.000 đồng trở lên. Nếu giá trị tài sản dưới dưới 4.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội như: tội Cướp tài sản, tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội Cưỡng đoạt tài sản, tội Cướp giật tài sản, tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội Trộm cắp tài sản, tội Sử dụng mạng máy tính, mạng Viễn thông, phương tiện Điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì mới được xem xét là yếu tố cấu thành tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, để cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố đã được phân tích như trên.
Khi có hành vi cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 cụ thể như sau:
Khung 1: Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với tính chất phạm tội được quy định tại Khoản 1 Điều này. Đó là tài sản chiếm đoạt có trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng kèm theo các điều kiện đã được phân tích phía trên.
Khung 2: Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này bao gồm:
Khung 3: Bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm đối với trường hợp tại Khoản 3 Điều này nếu chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung 4: Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên theo Khoản 4 Điều này.
Ngoài ra, người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản còn phải chịu hình phạt bổ sung theo Khoản 5 Điều này bao gồm bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Hơn nữa, còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, trong đó mức phạt cao nhất đối với tội danh này có thể lên đến 20 năm tù.
Theo những phân tích trước đó về dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì người chỉ được xem là phạm tội này khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Do đó, nếu chỉ có hành vi mượn nợ dùng sai mục đích thì chưa đủ cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được. Còn phải xét xem đến các yếu tố khác, trong đó mục đích của hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản chính là dấu hiệu bắt buộc của tội danh này. Mượn nợ dùng sai mục đích nhưng mục đích phải là mục đích bất hợp pháp và dẫn đến mất khả năng chi trả thì mới được xem là yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Chẳng hạn như mượn tài sản để kinh doanh nhưng sau đó lại dùng cho mục đích xây nhà thì không thể xem là bất hợp pháp được. Hơn nữa, nếu mượn nợ dùng sai mục đích và đang không có khả năng trả tiền mượn chứ không có mục đích chiếm đoạt tài sản thì không thể xem là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được.
Như vậy, mượn nợ dùng sai mục đích chưa đủ cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Khi nhận thấy các dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, để có thể bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi của người đó và nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Vì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có rất nhiều trường hợp khác nhau nên sẽ không có mẫu đơn chung. Do đó, nếu muốn viết đơn tố cáo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo đúng với trường hợp cụ thể của mình, bạn có thể liên hệ với Luật sư Hãy liên hệ cho Luật sư Nguyễn Ngọc Phú - là Giám đốc điều hành Hãng luật NPLaw và là thành viên của Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh. Với nhiều năm kinh nghiệm, cùng vốn kiến thức pháp lý chuyên sâu của mình, Luật sư sẽ tư vấn và hỗ trợ. Để có thể liên hệ với Luật sư Công ty Luật Ngọc Phú vui lòng gửi yêu cầu về địa chỉ email: phu.nguyen@nplaw.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua số điện thoại: 0913449968.
Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của NPLaw về các quy định của pháp luật liên quan đến tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu có bất kì thắc mắc nào khác cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy gửi về Email: legal@nplaw.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua số 0913449968.
Xin chân thành cảm ơn.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn