Pháp luật quy định như thế nào về vệ sinh an toàn thực phẩm?

Thực phẩm là nguồn thức ăn quan trọng đối với con người để duy trì sự sống, tuy nhiên hiện nay việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở nên nhức nhối, tạo nên mối lo lắng lớn cho chúng ta. Con người phải đối mặt với lượng thực phẩm bẩn, không đảm bảo an toàn ảnh hưởng đến sức khỏe. Vấn đề này hiện nay để lại trong chúng ta nhiều thắc mắc quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng thực phẩm như thế nào. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn làm rõ.

1. Thực trạng về vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Thứ nhất, thực phẩm sử dụng chất phụ gia tràn lan, không đúng liều lượng và tuân theo danh mục cho phép. Nhiều phẩm màu chứa nhiều chất hóa học độc hại, không rõ nguồn gốc, và không được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay.

Thứ hai, nhiều nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm không qua kiểm duyệt, các đồ ăn thức uống giả, không theo đúng thành phần nguyên liệu và quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý cũng như quảng cáo không đúng sự thật. Các thực phẩm này sử dụng nhiều thuốc kích thích tăng trưởng, chất tẩy rửa giúp tươi lâu, giữ màu.

Thứ ba, quy trình chế biến không nghiêm ngặt hay do nhiễm độc từ chất thuốc trừ sâu, những thực phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc, đã quá hạn, hoặc để lâu bốc mùi hôi thối. 

2. Giải đáp thắc mắc cho cơ sở chế biến và vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.1. Cơ sở chế biến hạt điều phải được đặt ở những khu vực như thế nào để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo tiểu mục 2.1.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-08:2009/BNNPTNT quy định về địa điểm đối với cơ sở chế biến hạt điều như sau:

Cơ sở chế biến phải đặt trong khu vực có đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể:

- Không bị ảnh hưởng từ các khu vực ô nhiễm bụi, chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác.

- Có đủ nguồn nước sạch và nguồn cung cấp điện.

- Không bị ngập nước, đọng nước khi trời mưa hoặc khi nước triều dâng cao.

Như vậy, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì tuân thủ quy định về địa điểm xây dựng cơ sở chế biến hạt điều ở trên để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2.2. Lựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở chế biến chè như thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Việc lựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở chế biến chè như thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được căn cứ theo tiểu mục 2.1.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-07:2009/BNNPTNT về địa điểm xây dựng cơ sở chế biến chè và môi trường xung quanh. Theo đó cần đáp ứng những yêu cầu sau đây để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

- Nhà xưởng phải được xây dựng theo quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gần vùng nguyên liệu và đảm bảo có nguyên liệu đủ cho nhà máy hoạt động.

- Không đặt cơ sở chế biến tại nơi mà sau khi xem xét các biện pháp bảo vệ vẫn thấy còn mối nguy đối với vệ sinh an toàn thực phẩm của chè; cách xa khu vực ô nhiễm như khu chứa chất thải, hoá chất độc hại, chuồng trại chăn nuôi,…

- Đảm bảo có đủ nguồn nước sạch, nguồn điện và thuận tiện về giao thông.

- Hệ thống thoát nước và độ cao của mặt bằng xây dựng đảm bảo không bị ngập úng khi mưa.

- Mật độ xây dựng nhà xưởng sản xuất tối đa bằng 55% tổng mặt bằng nhà máy.

2.3. Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong quá trình sản xuất bánh có đáp ứng theo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không?

Sử dụng phụ gia thực phẩm trong quá trình sản xuất bánh đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm khi đảm bảo được nguyên tắc chung tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định về nguyên tắc chung trong sử dụng phụ gia thực phẩm. Cụ thể:

- Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm;

- Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm;

- Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.

Như vậy khi sản xuất bánh, cần tuân thủ quy định trên về việc sử dụng chất phụ gia.

2.4. Cơ sở chế biến sản phẩm đông lạnh cần đáp ứng những yêu cầu gì về vệ sinh an toàn thực phẩm?

Cơ sở chế biến sản phẩm đông lạnh cần đáp ứng những yêu cầu sau đây về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể theo Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4378:2001 quy định về những yêu cầu đối với việc chế biến sản phẩm thủy sản đông lạnh cụ thể như sau:

- Rã đông

+ Sản phẩm thủy sản đông lạnh chỉ được phép rã đông ngay trước khi chế biến.

+ Rã đông sản phẩm phải được tiến hành trong điều kiện vệ sinh, hạn chế thấp nhất nguy cơ làm giảm chất lượng sản phẩm. Nước đá tan ra phải được thoát hết.

+ Quá trình rã đông phải kết thúc khi nhiệt độ tâm sản phẩm đạt -10C. Sản phẩm đã rã đông phải được chế biến ngay. Khi cần thiết, sản phẩm rã đông phải được ướp đá để duy trì nhiệt độ ở 00C.

- Cấp đông

+ Sau khi tiến hành những công đoạn xử lý cần thiết, phải tiến hành cấp đông sản phẩm cành nhanh càng tốt. Nếu vì một lý do nào đó phải chờ đợi, sản phẩm phải được giữ ở nhiệt độ từ -10C đến +40C trong thời gian không quá 4 giờ.

+ Cấp đông sản phẩm thủy sản phải được tiến hành trong các thiết bị đủ công suất, đảm bảo đạt nhiệt độ đóng băng và thấp hơn càng nhanh càng tốt.

+ Khi lựa chọn phương pháp cấp đông, phải chú ý đến thời gian cấp đông, loại nguyên liệu và đặc tính của thành phẩm. Có thể sử dụng phương pháp cấp đông tiếp xúc, đông gió, hoặc sử dụng tác nhân lạnh bay hơi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.

+ Chỉ được phép sử dụng không khí, nitơ lỏng, điôxít cacbon rắn làm các tác nhân lạnh bay hơi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.

+ Khi sắp xếp sản phẩm trong hầm đông, phải đảm bảo cho dòng không khí lạnh có thể đi qua toàn bộ bề mặt sản phẩm cần cấp đông.

- Mạ băng

+ Thủy sản đông lạnh phải được mạ băng trong điều kiện hoàn toàn vệ sinh, đảm bảo không bị lây nhiễm.

+ Nước để mạ băng phải là nước sạch và được làm lạnh ở nhiệt độ dưới +40C.

+ Thiết bị mạ băng phải được thiết kế và chế tạo bằng vật liệu có bề mặt cứng, nhẵn, không gỉ, dễ làm vệ sinh, không gây nhiễm bẩn cho sản phẩm.

+ Sản phẩm đông IQF đóng gói nhỏ phải được tái cấp đông sau khi mạ băng.

- Bao gói

+ Sản phẩm có thể được cấp đông khi chưa bao gói, hoặc đã bao gói tùy theo yêu cầu quy trình công nghệ của sản phẩm.

+ Sản phẩm thủy sản đông lạnh phải được bao gói khi bảo quản trong kho lạnh đông.

- Kho lạnh đông

+ Kho lạnh đông phải được cách nhiệt tốt và được trang bị máy lạnh đủ công suất để đảm bảo nhiệt độ của toàn sản phẩm phải đạt -180C, hoặc thấp hơn.

+ Không được đưa sản phẩm ra khỏi thiết bị cấp đông để bao gói và chuyển vào kho lạnh đông, nếu nhiệt độ ở tâm sản phẩm chưa đạt -180C. Sản phẩm sau khi bao gói phải được đưa ngay vào kho lạnh đông.

+ Không được sử dụng kho lạnh đông để cấp đông sản phẩm. Trong kho lạnh, sản phẩm thủy sản phải được sắp xếp theo từng lô riêng biệt.

+ Phải duy trì thường xuyên nhiệt độ trong kho lạnh đông, để nhiệt độ của tâm sản phẩm được giữ ở -180C, hoặc thấp hơn. Cho phép nhiệt độ sản phẩm tăng lên không vượt quá 30C trong một thời gian ngắn.

Như vậy, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến sản phẩm thủy sản đông lạnh thì cần phải lưu ý đáp ứng những yêu cầu tuef quy định trên.

2.5. Công nhân trong cơ sở có cần phải được huấn luyện kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm không?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định những điều mà cơ sở kinh doanh dịch vụ thực hiện như sau:

Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Như vậy, công nhân là người chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và không được mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.

2.6. Khi vận chuyển thực phẩm có cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không?

Trong quá trình vận chuyển thực phẩm, do điều kiện nhiệt độ cũng như không có các nơi chứa đảm bảo đúng kỹ thuật. Vì vậy, thực phẩm dễ bị hư hỏng và nhiễm bẩn. Cho nên, quá trình vận chuyển cần đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể Điều 21 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010 về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm quy định:

- Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;

- Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;

- Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định về phương tiện vận chuyển thực phẩm; đường vận chuyển thực phẩm đối với một số loại thực phẩm tươi sống tại các đô thị.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan