Trong bài viết này, NP Law xin đưa ra một số vấn đề trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nắm rõ hơn các quy định về đặt tên cho doanh nghiệp. Tránh trường hợp hồ sơ thành lập của doanh nghiệp phải sửa đổi, bổ sung hoặc không được chấp thuận.
I. Tên doanh nghiệp là gì?
Tên doanh nghiệp là hình ảnh tạo nên thương hiệu riêng của mỗi công ty, giúp đối tác và khách hàng có thể tìm kiếm và nhận diện, dùng để phân biệt giữa các công ty với nhau.

II. Pháp luật quy định về việc đặt tên doanh nghiệp như thế nào?
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây (Loại hình doanh nghiệp + tên riêng):
2.1 Loại hình doanh nghiệp
- Được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;
- Được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;
- Được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
2.2 Tên riêng
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Ví dụ: Công ty TNHH Ngọc Anh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Anh, Công ty CP Ngọc Anh…..

III. Những trường hợp nào bị cấm trong đặt tên doanh nghiệp?
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

IV. Thế nào là tên trùng và tên gây nhầm lẫn trong đặt tên doanh nghiệp?
- Tên trùng là tên tiếng Việt đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký như:
- Tên tiếng Việt đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên viết tắt đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng nước ngoài đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
- Tên riêng đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
- Tên riêng đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
- Tên riêng trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
V. Cách đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài như thế nào?
- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
- Tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài và không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.
Ví dụ: Công ty TNHH Ngọc Anh
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn