Pháp luật về chấm dứt tư cách thành viên hiện nay

Thành viên trong một tổ chức, đặc biệt là công ty hoặc doanh nghiệp có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đủ các điều kiện pháp luật quy định để tham gia vào công ty. Vậy làm sao để hiểu thế nào là chấm dứt tư cách thành viên là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh chấm dứt tư cách thành viên như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Tìm hiểu về chấm dứt tư cách thành viên

1. Tư cách thành viên là gì? Ví dụ.

Thành viên trong một tổ chức, đặc biệt là công ty hoặc doanh nghiệp có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đủ các điều kiện pháp luật quy định để tham gia vào công ty. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020  thì thành viên hợp danh phải là cá nhân và thành viên duy nhất của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải là pháp nhân.

Thành viên có thể hiểu là những người chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu công ty. Thành viên của công ty là một trong những chủ thể cốt lõi hình thành lên công ty cũng như xây dựng hoạt động của công ty ấy. Quyền sở hữu đối với công ty của thành viên công ty được xác định theo tỷ lệ góp vốn của mỗi thành viên. 

Thành viên trong một tổ chức điển hình như doanh nghiệp và công ty được quy định dưới nhiều hình thức như: thành viên sáng lập, thành viên quản lý và thành viên thường.

2. Chấm dứt tư cách thành viên được hiểu như thế nào?

Sự chấm dứt tư cách thành viên được hiểu là việc chấm dứt sự tồn tại cũng như quyền và nghĩa vụ của thành viên trong công ty. Điều đó có nghĩa là họ không có quyền tham gia hoạt động tổ chức quản lý và được hưởng quyền lợi từ công ty nữa.

II. Quy định pháp luật về chấm dứt tư cách thành viên

1. Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên

Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên gồm:

  • Thành viên có thể tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên của mình trong công ty.
  • Thành viên công ty chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác.
  • Thành viên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích.
  • Thành viên tặng cho phần vốn góp của mình cho người khác hoặc dùng tài sản vốn góp để trả nợ cho người khác.
  • Thành viên là tổ chức bị giải thể, phá sản.

Ngoài ra, tư cách thành viên của công ty còn bị chấm dứt nếu như trong Điều lệ công ty có quy định như khai trừ thành viên, thu hồi tư cách thành viên khi vi phạm pháp luật hoặc hành động trái với điều lệ Công ty làm thiệt hại đến lợi ích của công ty và các thành viên khác.

2. Trình tự, thủ tục chấm dứt tư cách thành viên

Bước 1: Công ty chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ cần thiết đã được đề cập ở trên;

Bước 2: Công ty gửi hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh;

Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;

Bước 4: Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp cho công ty một giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, trong đó, tư cách thành viên hợp danh trước đó sẽ bị chấm dứt và bổ sung thành viên hợp danh mới.

3. Quyền và nghĩa vụ của thành viên bị chấm dứt tư cách thành viên

Khi tư cách thành viên bị chấm dứt, thành viên đó không còn quyền và nghĩa vụ như các thành viên khác trong tổ chức hoặc hội viên trong một tổ chức hay Hiệp hội nào đó. Cụ thể, quyền và nghĩa vụ của thành viên theo đặc điểm tư cách thành viên có thể bao gồm:

+ Quyền:

- Thành viên bị chấm dứt tư cách không còn quyền tham gia vào các quyết định hoặc hoạt động của tổ chức hay Hiệp hội nữa.

- Thành viên cũng không còn quyền tham gia vào việc bầu cử hoặc được bầu cử vào các vị trí quản lý trong tổ chức.

+ Nghĩa vụ:

- Thành viên bị chấm dứt tư cách cần tuân thủ các quy định và quy tắc của tổ chức hoặc Hiệp hội cho đến khi tư cách thành viên chính thức kết thúc.

- Thành viên cũng có trách nhiệm trả lại tài sản hoặc thông tin thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc hiệp hội nếu có.

Lưu ý rằng: quyền hạn và nghĩa vụ của thành viên bị chấm dứt tư cách thành viên có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định và điều lệ của từng tổ chức hoặc Hiệp hội cụ thể.

III. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến chấm dứt tư cách thành viên

1. Thương nhân khi chấm dứt tư cách thành viên sở giao dịch hàng hóa có phải thông báo cho khách hàng về lý do chấm dứt không? 

Theo khoản 1 Điều 25 NĐ 158/2006/NĐ- CP quy định “Thương nhân khi chấm dứt tư cách thành viên phải thông báo cho khách hàng về lý do chấm dứt tư cách thành viên và việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo uỷ thác của khách hàng.”

Như vậy, thương nhân khi chấm dứt tư cách thành viên sở giao dịch hàng hóa phải thông báo cho khách hàng về lý do chấm dứt.

2. Thành viên của liên hiệp hợp tác xã tự nguyện ra khỏi tổ chức này thì ai có quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên? 

Theo điểm a khoản 2 Điều 16 Luật hợp tác xã 2012 quy định thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên “ Đối với trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều này thì hội đồng quản trị quyết định và báo cáo đại hội thành viên gần nhất.”

Như vậy, thành viên của liên hiệp hợp tác xã tự nguyện ra khỏi tổ chức này thì hội đồng quản trị có quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên.

3. Thành viên của liên hiệp hợp tác xã tự nguyện ra khỏi tổ chức này thì vốn góp của thành viên này được xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về Trả lại, thừa kế vốn góp như sau:

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trả lại vốn góp cho thành viên, hợp tác xã thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc trả lại phần vốn vượt quá mức vốn góp tối đa khi vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên vượt quá mức vốn tối đa quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 của Luật này.

Theo đó, thành viên của liên hiệp hợp tác xã tự nguyện ra khỏi tổ chức này thì vốn góp của thành viên này sẽ được liên hiệp hợp tác xã trả lại.

4. Sở Giao dịch Chứng khoán buộc chấm dứt tư cách thành viên giao dịch đặc biệt của ngân hàng thương mại trong trường hợp nào?

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 30/2019/TT-BTC quy định thì Sở Giao dịch Chứng khoán buộc chấm dứt tư cách thành viên giao dịch đặc biệt của ngân hàng thương mại trong trường hợp sau:

– Không còn đáp ứng các tiêu chuẩn làm thành viên giao dịch quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2019/TT-BTC;

– Vi phạm nghiêm trọng hoặc mang tính hệ thống quy định về thành viên giao dịch công cụ nợ theo quy định Sở Giao dịch Chứng khoán đối với thành viên giao dịch;

– Giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; hoặc tổ chức chấm dứt tồn tại sau khi hợp nhất (công ty bị hợp nhất), sáp nhập (công ty bị sáp nhập), chia (công ty bị chia); hoặc tổ chức hình thành sau khi sáp nhập (công ty nhận sáp nhập), tách (công ty bị tách) nhưng không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2019/TT-BTC.

5. Thành viên hợp danh đã chấm dứt tư cách thành viên thì có phải chịu trách nhiệm tài sản với công ty nữa không?

Theo khoản 5 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định thành viên hợp danh nếu tự nguyện rút vốn khỏi công ty thì xem như chấm dứt tư cách thành viên hợp danh.

Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục liên quan đến vấn đề chấm dứt tư cách thành viên

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề chấm dứt tư cách thành viên. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan