Nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang thổ cư đang có xu hướng tăng nhanh do sự tác động từ nhu cầu có chỗ ở, phục vụ vui chơi, giải trí của người dân. Tuy nhiên, rừng là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta, do đó, việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang thổ cư phải tuân thủ các quy định pháp luật. Thông qua bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp cho Quý độc giả các kiến thức pháp lý bổ ích về chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang thổ cư.
Căn cứ các quy định pháp luật về đất đai, hiện nay, rất nhiều tổ chức và cá nhân đã tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang thổ cư nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng đất đai. Ðây là hoạt động có ý nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Để hỗ trợ công tác chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang thổ cư hiệu quả, an toàn, Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về một số giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
Căn cứ Điều 52 Luật Đất đai năm 2013 quy định về căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
“Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất”.
Do đó, căn cứ xác định có thể chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang thổ cư là kế hoạch sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất thực tế.
Căn cứ Điều 59 Luật Đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;”
Như vậy, tùy thuộc vào chủ thể được cấp, Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang thổ cư.
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT quy định, hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất nói chung, bao gồm trường hợp xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang thổ cư gồm các tài liệu, văn bản sau:
(1) Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT.
(2) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, pháp luật về đất đai đã hướng dẫn chi tiết về hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang thổ cư.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác cụ thể như sau:
“Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.”
Như vậy, chủ dự án được giao đất, thuê đất phải trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng.
Căn cứ Điều 52 Luật Đất đai năm 2013, điều kiện chuyển mục đích sử dụng từ đất rừng sang thổ cư được xác định khi xem xét các yếu tố như sau:
“1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất”.
Như vậy, điều kiện chuyển đất rừng sản xuất lên thổ cư là sự phù hợp với kế hoạch sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất tại địa phương và quy định pháp luật.
Tùy thuộc các địa phương, tuy nhiên, nhìn chung, khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất lên thổ cư, người dân phải nộp một số khoản tiền sau:
- Tiền sử dụng đất theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau: “Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận được Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định chi tiết, thông thường ở mức 100.000 đồng/lần cấp.
- Lệ phí trước bạ theo quy định tại Nghị định số 10/2022/NĐ-CP. Theo đó, khoản 1 Điều 3 Thông tư số 13/2022/TT-BTC, hướng dẫn Điều 7 Nghị định số 10/2022/NĐ-CP quy định giá tính lệ phí trước bạ như sau: “Trường hợp người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không phải nộp lệ phí trước bạ, sau đó được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang mục đích sử dụng đất mới thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ thì giá tính lệ phí trước bạ là giá đất theo mục đích sử dụng đất mới tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm tính lệ phí trước bạ”.
- Phí thẩm định hồ sơ theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, do đó mức thu giữa các tỉnh là khác nhau.
Trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất lên thổ cư khi chưa được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền (cấp huyện hoặc cấp tỉnh) cho phép sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Cụ thể, mức phạt thấp nhất là từ 03 đến 05 triệu đồng đối với phạm vi vi phạm dưới 0,02 héc ta và mức phạt cao nhất có thể lên đến 250 triệu đồng nếu phạm vi vi phạm từ 05 héc ta trở lên và phải khắc phục hành vi vi phạm theo quy định pháp luật:
“2. Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;
g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên”.
Hiểu được nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang thổ cư của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề về giấy phép, đất đai, hỗ trợ các thủ tục pháp lý và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang thổ cư. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn