Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là biện pháp quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, từ đó tăng sức cạnh tranh và ngăn chặn hành vi xâm phạm sản phẩm của mình. Vậy làm sao để hiểu thế nào là đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Hiện nay, tình trạng vi phạm như làm giả, làm nhái sản phẩm kiểu dáng công nghiệp diễn ra rất phổ biến. Và để hạn chế được sự vi phạm đó cũng như đảm bảo quyền lợi của quý khách hàng đối với sản phẩm của mình thì việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là điều không thể bỏ qua. Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là biện pháp quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, từ đó tăng sức cạnh tranh và ngăn chặn hành vi xâm phạm sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nhiều chủ sở hữu vẫn chưa nắm được các trình tự thủ tục cũng như chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là việc chủ sở hữu kiểu dáng tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp tại Cục sở hữu trí tuệ để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp kiểu dáng công nghiệp cho chủ sở hữu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Theo Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 có quy định các điều kiện để đăng ký kiểu dáng công nghiệp sau đây:
Căn cứ mục 1, mục 4 Chương 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, sửa đổi bởi Thông tư 05/2013/TT-BKHCN, Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm:
- 02 Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;
- 01 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
- 04 bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động);
- Giấy uỷ quyền (nếu chủ đơn ủy quyền cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục);
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Tài liệu xác nhận quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp (nếu có).
Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng cần đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Đầu tiên cần xác định đối tượng muốn đăng ký có thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp hay không? Từ đó mới quyết định có nộp đơn đăng ký hay không?
Bước 2: Phân loại và tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng.
Việc phân loại và tra cứu sẽ giúp chủ đơn đánh giá được khả năng đăng ký trước khi quyết định nộp đơn đăng ký.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Sau khi tra cứu và kết luận kiểu dáng công nghiệp có khả năng đăng ký, chủ đơn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo hồ sơ chi tiết chúng tôi sẽ hướng dẫn bên dưới.
Bước 4: Nộp đơn đăng ký kiểu dáng tại Cục Sở hữu trí tuệ
Việc nộp đơn đăng ký sẽ được ưu tiên sớm nhất để tránh việc kiểu dáng bị mất tính mới và có ngày ưu tiên sớm nhất.
Bước 5: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp
Trường hợp Kiểu dáng công nghiệp đủ điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo cấp văn bằng cho kiểu dáng, trường hợp ngược lại Cục Sở hữu trí tuệ sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Theo quy định tại Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022 thì các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
Thứ nhất, hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có:
Thứ hai, hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp
Thứ ba, hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm
Căn cứ các khoản 4 và khoản 25 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 thì đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là việc tổ chức, cá nhân đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp để chống cạnh tranh không lành mạnh. Loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu này được gọi là văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Chỉ khi nộp đơn đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký, quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu mới được phát sinh.
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được độc quyền sử dụng kiểu dáng trong thời hạn 15 năm, do đó, tạo rất nhiều lợi thế cạnh tranh với bên khác.
Đồng thời, sẽ được pháp luật bảo vệ khi có hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký.
Theo Điều 109, 110, 119 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022 thì Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp cụ thể như sau:
+ Thời gian thẩm định hình thức đơn đăng ký khoảng từ 01 tháng đến 02 tháng
+ Thời gian công bố đơn đăng ký trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong vòng 01 tháng
+ Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng khoảng từ 08 tháng đến 10 tháng
+ Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký từ 01 tháng đến 02 tháng
Căn cứ vào khoản 4 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 quy định: “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật trên thì Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong vòng 05 năm kể từ ngày nộp đơn và được gia hạn tối đa 02 lần. Theo đó tối đa một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ sẽ được độc quyền trong vòng 15 năm (nếu gia hạn liên tiếp cho đến khi hết hạn). Sau đó kiểu dáng công nghiệp sẽ hết độc quyền và người khác có quyền sử dụng không cần sự đồng ý của chủ sở hữu.
Tuy nhiên, sau khi hết thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nhưng chủ sở hữu vẫn muốn được tiếp tục bảo hộ thì có thể gia hạn thời hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế, chủ đơn có thể nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, thành phần hồ sơ và thủ tục nộp hồ sơ sẽ theo hình thức đăng ký quốc tế (chủ sở hữu có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hoặc thông qua Cục Sở hữu trí tuệ). Lúc này sẽ tránh cho việc doanh nghiệp, cá nhân phải nộp trực tiếp tại nước ngoài hay gửi đường bưu điện quốc tế, tránh bị tốn chi phí và thất lạc hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp quốc tế rất nhiều.
Phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp theo nguyên tắc lãnh thổ, có nghĩa đăng ký tại quốc gia nào sẽ chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn