Đăng ký nhãn hiệu là điều kiện cần và đủ để nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ bước chân vào thị trường. Vậy làm sao để hiểu thế nào là đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Hiện nay, việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam đang được quan tâm và thực hiện nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số thách thức và vấn đề cần được cải thiện.
Thứ nhất, do nhu cầu kinh doanh ngày càng tăng, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu cũng tăng lên. Điều này tạo ra một sự cạnh tranh lớn trong việc đăng ký nhãn hiệu, đặc biệt là đối với các nhãn hiệu có tính độc nhất cao.
Thứ hai, thời gian xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp muốn sử dụng nhãn hiệu trong hoạt động kinh doanh ngay lập tức.
Thứ ba, việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam đòi hỏi các khoản phí phải trả, bao gồm phí đăng ký, phí xét duyệt và phí bảo vệ. Chi phí này có thể đáng kể đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thêm vào đó, một số trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn xảy ra, khi có nhãn hiệu bị sao chép hoặc sử dụng trái phép. Điều này đòi hỏi sự tăng cường giám sát và xử lý nhanh chóng từ cơ quan chức năng.
Hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ không quy định về định nghĩa của đăng ký nhãn hiệu nhưng dựa trên các quy định của Luật này, có thể hiểu đơn giản rằng, đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục mà cá nhân, tổ chức cần thực hiện để xác lập quyền sở hữu công nghiệp của mình đối với nhãn hiệu đó.
Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022, việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối nhãn hiệu được thể hiện thông qua quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trừ trường hợp nhãn hiệu đó là nhãn hiệu nổi tiếng.
Việc đăng ký nhãn hiệu không phải là yêu cầu bắt buộc mà là quyền nên tổ chức, cá nhân có thể đăng ký hoặc không đăng ký khi sử dụng nhãn hiệu đó
Việc đăng ký nhãn hiệu không phải là yêu cầu bắt buộc mà là quyền nên tổ chức, cá nhân có thể đăng ký hoặc không đăng ký khi sử dụng nhãn hiệu đó
Đồng thời, cũng không bắt buộc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam mà có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ngoài lãnh thổ chủ đơn mang quốc tịch để đề nghị quốc gia nào đó chấp thuận cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu để tránh sự xâm phạm nhãn hiệu của mình tại nước ngoài. Với hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế (đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài): Nộp đơn trực tiếp tại nước muốn đăng ký nhãn hiệu; nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid nếu quốc gia đó cũng là thành viên của hệ thống Madrid; đăng ký nhãn hiệu Việt Nam ra nước ngoài theo vùng lãnh thổ.
Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 có quy định nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Theo quy định tại Điều 119 VBHN 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ, thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ bao gồm trình tự sau:
Tổng thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ kéo dài khoảng 12 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Theo khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau: “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.”
Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.
Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu
Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu
Bước 3: Chuẩn bị và nộp hồ sơ ,lệ phí đăng tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Theo Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 có quy định về hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các hình thức sau:
Ngay khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn phải nộp lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn)
Bước 5: Công bố đơn
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 6: Thẩm định nội dung đơn
Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 7: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
Để một nhãn hiệu được bảo hộ thì không chỉ có điều kiện về nhãn hiệu mang đi bảo hộ mà còn có điều kiện khác đó là quyền đăng ký nhãn hiệu. Thông thường, chủ yếu là các doanh nghiệp đi đăng ký nhãn hiệu, dịch vụ kinh doanh của mình. Tuy nhiên cơ chế bảo hộ nhãn hiệu không bị giới hạn ở việc chủ sở hữu (chủ đơn đăng ký), cá nhân hoàn toàn có quyền đăng ký nhãn hiệu cho mình theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
Căn cứ Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 có quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu như sau:
Như vậy theo quy định của pháp luật, không phân biệt cá nhân, hay tổ chức mới là chủ thể có quyền nộp đơn. Miễn là hàng hóa, dịch vụ đó do cá nhân sản xuất hoặc cung cấp thì có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Thậm chí ngay cả trong trường hợp cá nhân đó chưa thành lập công ty thì vẫn đủ điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình.
Theo Điều 115 Luật
"Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có các quyền sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung đơn;
…"
Như vậy, đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam đã nộp có thể được sửa đổi trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ
Để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thành công, có một số điều kiện cần được đáp ứng:
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn