Pháp luật về đấu thầu hàng hóa

Đấu thầu hàng hóa là một trong những quá trình của chủ thầu để chọn ra một nhà thầu có khả năng trong việc cung cấp hàng hóa thỏa mãn những yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp. Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ khái quát nội dung về những quy định liên quan đến đấu thầu hàng hóa một cách chi tiết nhất.

Mục đích của việc đấu thầu hàng hóa

I. Mục đích của việc đấu thầu hàng hóa

Đấu thầu hàng hóa là một hoạt động thương mại. Trong đó bên dự thầu là các thương nhân có đủ điều kiện và mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới là lợi nhuận, còn bên mời thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa với các điều kiện tốt nhất cho họ.

Hoạt động đấu thầu luôn gắn với quan hệ mua bán hàng hóa. Trong nền kinh tế đấu thầu không diễn ra như 1 hoạt động độc lập, nó chỉ xuất hiện khi con người có nhu cầu mua sắm hàng hóa.

Mục đích cuối cùng của đấu thầu là là giúp bên mời thầu tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa với chất lượng và giá cả tốt nhất. Sau khi quá trình đấu thầu hoàn tất, người trúng thầu sẽ cùng với người tổ chức đấu thầu đàm phán, để ký hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay xây lắp công trình.

II. Quy định pháp luậ t về đấu thầu hàng hóa

1. Đấu thầu hàng hóa là gì?

Theo Khoản 1 Điều 214 Luật Thương mại 2005, đấu thầu hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu).

Từ căn cứ pháp lý trên, có thể hiểu đơn giản với mục đích lựa chọn các chủ thể có thể cung cấp hàng hóa với giá cả và chất lượng tốt nhất thì bên mời thầu tổ chức hoạt động đấu thầu hàng hóa. Sau hoạt động thương mại này các bên sẽ thỏa thuận, đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa.  

2. Hình thức đấu thầu hàng hóa là gì?

Việc đấu thầu hàng hóa được thực hiện theo hai hình thức là đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế (việc chọn hình thức thường do bên mời thầu quyết định).

Căn cứ tại khoản 1 Điều 215 Luật Thương mại 2005 có quy định rõ về từng hình thức đấu thầu. Nếu là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng các bên dự thầu thì được gọi là đấu thầu rộng rãi còn nếu hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu nhất định dự thầu thì được gọi là đấu thầu hạn chế .

3. Hồ sơ mời đấu thầu  hàng hoá bao gồm những loại giấy tờ gì?

Theo quy định tại Điều 218 Luật Thương mại 2005, hồ sơ mời đấu thầu hàng hóa bao gồm những loại giấy tờ sau đây:

  •   Thứ nhất: Thông báo mời thầu. 

Đây là hình thức thông báo công khai, phạm vi thông báo công khai căn cứ dựa trên hình thức đấu thầu mà bên mời thầu quyết định. Trong đó, thông báo mời thầu phải cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến gói thầu (như tên, địa chỉ của bên mời thầu;...).

  •   Thứ hai: Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa. 

Đây là thông tin về đối tượng, hoạt động cần thực hiện hay tác động lên đối tượng. Những thông tin này sẽ là căn cứ để bên dự đầu đánh giá trên chuyên môn, khả năng của mình nhằm biết được những lợi ích có thể đạt được. 

Từ đó có thể phân tích và chuẩn bị được hồ sơ dự thầu hợp lý.

  •   Thứ ba: Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu.

Những phương pháp này sẽ sẽ xác định các tiêu chí để lựa chọn bên dự thầu phù hợp cũng như đem đến sự bình đẳng trong lựa chọn bên dự thầu hợp lý dự án.

  •   Thứ tư: Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu. 

Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu như là điều kiện dự thầu, thủ được áp dụng trong quá trình đấu thầu và các câu hỏi liên quan khác nhằm giải đáp câu hỏi của bên dự thầu. 

Giải đáp một số câu hỏi về đấu thầu hàng hóa

III. Giải đáp một số câu  hỏi về đấu thầu hàng hóa

1. Thông báo mời​​​​​​​ đấu thầu hàng hoá bao gồm những nội dung nào gì?

Theo quy định tại Điều 219 Luật Thương mại 2005 quy định thông báo mời đấu thầu hàng hoá bao gồm những nội dung chủ yếu sau: “Tên, địa chỉ của bên mời thầu, tóm tắt nội dung đấu thầu, thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu, thời hạn, địa điểm, thủ tục nộp hồ sơ dự thầu, những chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu”.

Trong trường hợp đấu thầu hạn chế bên mời thầu có trách nhiệm thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc gửi thông báo mời đăng ký dự thầu đến các nhà thầu đủ điều kiện.

2. Việc bảo mật thông tin đấu thầu hàng hoá, được quy định thế nào?

Việc bảo mật thông tin đấu thầu hàng hóa căn cứ theo quy định tại Điều 223 Luật Thương mại 2005, bên mời thầu phải bảo mật hồ sơ dự thầu. Bên cạnh, tổ chức/cá nhân có liên quan đến việc tổ chức đấu thầu và xét chọn thầu phải giữ bí mật thông tin liên quan đến việc đấu thầu.

3. Đặt cọc bao nhiêu trước khi tiến hành đấu thầu hàng hóa?

Trước khi tiến hành đấu thầu hàng hóa, tỷ lệ tiền đặt cọc do bên mời thầu quy định. Tuy nhiên, đặt cọc sẽ không quá 3% tổng giá trị ước tính của hàng hóa đấu thầu.

Đặt cọc bao nhiêu trước khi tiến hành đấu thầu hàng hóa?

Căn cứ khoản 2 Điều 222 Luật Thương mại 2005, bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu nộp tiền đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu khi nộp hồ sơ dự thầu. Tỷ lệ tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu do bên mời thầu quy định, nhưng không quá 3% tổng giá trị ước tính của hàng hoá, dịch vụ đấu thầu.

4. Trong đấu thầu hàng hóa thì bên trúng thầu có được bên mời thầu hoàn lại chi phí bảo đảm dự thầu sau khi trúng thầu hay không?

Theo quy định tại Điều 222 Luật Thương mại 2005 về bảo đảm dự thầu, trong đấu thầu hàng hóa thì bên trúng thầu không được mời bên thầu hoàn lại chi phí bảo đảm dự thầu sau khi trúng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác). Bời vì việc trả lại tiền bảo đảm dự thầu (bằng hình thức đặt cọc, ký quỹ) xảy ra trong trường hợp bên dự thầu không trúng thầu và được hoàn trả trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu.

Bên dự thầu không được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu trong trường hợp rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thầu (gọi là thời điểm đóng thầu), không ký hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp trúng thầu.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về đấu thầu hàng hóa

Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định về đấu thầu hàng hóa hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan