Pháp luật về đơn khởi kiện tranh chấp đất đai hiện nay

Vấn đề về tranh chấp đất đai luôn là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm tới.Vậy làm sao để hiểu thế nào là đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh đơn khởi kiện tranh chấp đất đai như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Sự cần thiết của đơn khởi kiện tranh chấp đất đai hiện nay

Trong thời đại phát triển không ngừng như hiện nay, việc tranh chấp đất đai trở thành một vấn đề phổ biến và nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Các vấn đề tranh chấp có thể bao gồm việc xác định ranh giới, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu, hay những vấn đề liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng. Để bảo vệ quyền lợi của mình trong các tranh chấp đất đai, việc nắm rõ quy trình khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ là điều hết sức quan trọng. Bằng việc hiểu rõ các bước trong quy trình, người dân có thể tự tin hơn trong việc đưa ra quyết định và hành động phù hợp để đảm bảo quyền lợi của mình được tôn trọng và bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật.

 

II. Quy định pháp luật liên quan đến đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

1. Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là gì?

Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là văn bản trình bày yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn gửi tới Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, quyền sở hữu tài sản trên đất cho đương sự.

Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là gì?

2. Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai cần có những nội dung gì? 

Những nội dung cơ bản của một tờ đơn khởi kiện tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

  • Ngày, tháng, năm làm khởi kiện tranh chấp đất đai;
  • Tên Tòa án nhận khởi kiện tranh chấp đất đai;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Cùng với đó, người làm đơn khởi kiện còn phải đáp ứng yêu cầu về năng lực hành vi dân sự, năng lực nhận thức.

3. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai? 

Hiện nay đơn khởi kiện tranh chấp đất đai sẽ được sử dụng theo Mẫu số 23-DS Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, cụ thể như sau: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……(1), ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

                Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……………………………………

Người khởi kiện: (3)................................................................................................

Địa chỉ: (4) ...............................................................................................................

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………...................................................................... (nếu có)

Người bị kiện: (5)....................................................................................................

Địa chỉ (6) ................................................................................................................

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……….......................................................................(nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)..................................................

Địa chỉ: (8)................................................................................................................

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………….....(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : ………………………………..................................(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)............................................

Địa chỉ: (10) .............................................................................................................

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..…….................................. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11).....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Người làm chứng (nếu có) (12).................................................................................

Địa chỉ: (13) ............................................................................................................

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………………….(nếu có)

khách Địa chỉ thư điện tử: ………………………...…….………………......... (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)

1....................................................................................................

2....................................................................................................

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) .....................................................................................................................

 

              Người khởi kiện (16)

 

 

III. Các thắc mắc liên quan đến đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

1. Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai có bắt buộc viết theo mẫu không? 

Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là văn bản do người khởi kiện gửi đến Toà án để đòi lại công bằng cho mình. Như vậy đơn khởi kiện tranh chấp đất đai có thể viết theo mẫu hoặc viết tay nhưng phải đầy đủ các thông tin cần thiết:

Thông tin của bên đơn khởi kiện: Gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và các thông tin liên hệ khác.

  • Thông tin của bên bị đơn khởi kiện: Gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và các thông tin liên hệ khác (nếu có).
  • Bản tường trình lý do khởi kiện: Mô tả chi tiết về sự tranh chấp đất đai, bao gồm các dấu hiệu pháp lý sai phạm, các hành vi vi phạm của bên bị đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ liên quan
  • Yêu cầu khởi kiện: Ghi rõ yêu cầu khởi kiện, ví dụ như xác định quyền sở hữu đất đai, yêu cầu bồi thường thiệt hại, hoặc yêu cầu khác liên quan đến tranh chấp.
  • Các giấy tờ, chứng cứ kèm theo: Đính kèm các bản sao xác nhận, hợp đồng, hợp đồng mua bán, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất đai, hình ảnh, văn bản pháp lý liên quan và các tài liệu khác có liên quan đến tranh chấp.
  • Ngày, ký hiệu và chữ ký của bên đơn khởi kiện: Ghi rõ ngày lập đơn khởi kiện, số hiệu (nếu có) và chữ ký của bên đơn khởi kiện.

 Tóm lại, đơn khởi kiện tranh chấp đất đai không cần bắt buộc viết theo mẫu.

2. Nhờ người khác viết dùm đơn khởi kiện tranh chấp đất đai được không? 

Căn cứ Khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về hình thức, nội dung đơn khởi kiện:

“…

2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:

a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.”

Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai nộp đến cơ quan nào?

Như vậy, có thể làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng và phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

 

3. Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai nộp đến cơ quan nào? 

Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

"Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

..."

Theo đó, nếu đã yêu cầu thỏa thuận đôi bên rồi nhưng không thành thì có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang ở để yêu cầu Ủy ban nhân dân giải quyết tranh chấp. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai sẽ được Ủy ban nhân cấp phường thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

 

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý hàng về vấn đề đơn khởi kiện tranh chấp đất đai. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp