PHÁP LUẬT VỀ MUA TÀU BIỂN HIỆN NAY

Thực tế, nhu cầu mua tàu biển hiện nay đang tăng lên do nhiều yếu tố khác nhau. Vậy làm sao để hiểu thế nào là mua tàu biển là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh mua tàu biển như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng nhu cầu mua tàu biển hiện nay

Thực tế, nhu cầu mua tàu biển hiện nay đang tăng lên do nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố chính:

  • Tăng trưởng kinh tế: Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua đường biển cũng tăng lên. Việc mở rộng thương mại quốc tế và tăng trưởng của ngành công nghiệp đòi hỏi có hệ thống vận tải biển hiệu quả hơn.
  • Thay thế tàu cũ: Một số tàu biển đã lưu hành trong nhiều năm và cần được thay thế bởi những tàu mới hơn, tiết kiệm nhiên liệu và có hiệu suất vận chuyển tốt hơn. Do đó, các công ty vận tải biển có nhu cầu mua tàu mới để nâng cấp đội tàu của mình.
  • Tăng cường vận tải hàng hóa: Với sự phát triển của thương mại điện tử và tăng cường vận chuyển hàng hóa đến các thị trường quốc tế, nhu cầu về tàu biển để vận chuyển hàng hóa cũng tăng lên. Điều này đòi hỏi các công ty vận tải biển phải mở rộng.

1. Nguyên tắc mua tàu biển 

Theo Điều 21 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định nguyên tắc mua tàu biển như sau:

  • Việc mua, bán, đóng mới tàu biển là hoạt động đầu tư đặc thù; quy trình, thủ tục mua, bán, đóng mới tàu biển được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
  •  Tàu biển được mua, bán, đóng mới phải đáp ứng đầy đủ các Điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo đảm lao động hàng hải và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp Luật Việt Nam và Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Quy định của pháp luật về hoạt động mua tàu biển

2. Hình thức mua tàu biển

Theo Điều 22 Nghị định 171/2016/NĐ- CP (sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP) quy định hình thức mua tàu biển như sau:

  • Hình thức mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
  • Hình thức mua mới tàu biển sử dụng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định.

Hình thức mua tàu biển

3. Quy trình thực hiện việc mua tàu biển

Theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 171/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP) quy định quy trình thực hiện việc mua tàu biển như sau:

  • Phê duyệt chủ trương mua tàu biển;
  • Lựa chọn tàu, dự kiến giá mua và các chi phí liên quan đến giao dịch mua tàu;
  • Lập, thẩm định, phê duyệt dự án mua tàu biển. Dự án mua tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá tàu, dự kiến, nguồn vốn mua tàu, hình thức mua tàu, phương án khai thác, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác;
  • Quyết định mua tàu biển;
  • Hoàn tất thủ tục mua tàu biển.

III. Hồ sơ quyết định mua tàu biển

Căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ quyết định mua tàu biển, gồm:

  • Tờ trình về mua tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả lựa chọn tàu biển;
  • Dự án mua tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
  • Báo cáo giám định kỹ thuật tàu biển của Đăng kiểm Việt Nam hoặc của đăng kiểm nước ngoài là thành viên của Hiệp hội các tổ chức phân cấp tàu biển quốc tế (IACS);
  • Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường của tàu do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tàu đang khai thác;
  • Văn bản chấp thuận chủ trương cho vay của tổ chức tín dụng (nếu có).

IV. Doanh nghiệp mua tàu biển sử dụng vốn tự có thì quy trình mua tàu biển được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 23 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định “Việc mua tàu biển sử dụng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định quy trình thực hiện”. 

Như vậy, doanh nghiệp mua tàu biển sử dụng vốn tự có thì tự quyết định quy trình mua tàu biển.

V. Giải đáp các câu hỏi thường gặp khi mua tàu biển

1. Mua tàu biển của một đối tác Đức, muốn có giấy phép để di chuyển tàu về Việt Nam thì cần làm thủ tục gì?

Theo Điều 12 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định:

- Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam mua tàu biển của tổ chức, cá nhân nước ngoài, do Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện của Việt Nam) cấp 01 bản chính theo Mẫu số 11 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam chỉ có hiệu lực cho 01 hành trình cụ thể của tàu biển đó và chỉ có giá trị sử dụng từ khi được cấp cho đến khi tàu biển về đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam.

Do vậy, muốn có giấy phép để di chuyển tàu về Việt Nam thì cần xin Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.

2. Đối với tàu biển có tổng trọng tải dưới 100 tấn có phải đăng ký không? 

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định:

Đăng ký tàu biển là việc cơ quan có thẩm quyền về đăng ký tàu biển tại Việt Nam thực hiện ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp Luật. Đăng ký tàu biển bao gồm các hình thức sau:

- Đăng ký tàu biển không thời hạn;

- Đăng ký tàu biển có thời hạn;

- Đăng ký thay đổi;

- Đăng ký tàu biển tạm thời;

- Đăng ký tàu biển đang đóng;

- Đăng ký tàu biển loại nhỏ.

Bên cạnh đó, khoản 7 Điều 3 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định: “Đăng ký tàu biển loại nhỏ là việc đăng ký tàu biển có động cơ với công suất máy chính dưới 75 kW hoặc tàu biển không có động cơ nhưng có tổng dung tích dưới 50 hoặc có tổng trọng tải dưới 100 tấn hoặc có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20 mét.”

Do đó, tàu biển có tổng trọng tải dưới 100 tấn được xem là tàu biển loại nhỏ và phải đăng ký theo quy định pháp luật.

3. Lệ phí đăng ký tàu biển có đắt không?

Theo khoản 5 Điều 14 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định: Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.

Biểu mức thu phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải được ban hành kèm theo Thông tư 189/2016/TT-BTC như sau:

Lệ phí đăng ký tàu biển có đắt không

Ngoài ra, theo tiểu mục 8 Mục 7 Phụ lục II Thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1671/QĐ-BGTVT năm 2020 đối với đăng ký tàu biển loại nhỏ thì lệ phí: đối với tàu có tổng dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT-lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng.

VI. Luật sư tư vấn về thủ tục mua tàu biển

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề mua tàu biển. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: Module 'mysqli' already loaded

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: