PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI THỬ VIỆC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Việc người lao động nước ngoài thử việc tại Việt Nam vẫn là đề tài nóng trong những năm gần đây. Để hiểu thế nào là người lao động nước ngoài thử việc? Những vấn đề liên quan xoay quanh người lao động nước ngoài thử việc tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng người lao động nước ngoài thử việc

Hiện nay, khi tuyển dụng lao động thì người lao động và cả người sử dụng lao động đều rất quan tâm đến vấn đề thử việc. Đặc biệt, người sử dụng lao động khi sử dụng lao động nước ngoài có thể thông qua hình thức thử việc mà xác định chất lượng làm việc người lao động nước ngoài để xem xét có thể tuyển dụng hay không; còn người lao động nước ngoài thông qua thử việc có thể đánh giá bản thân có thể phù hợp với công việc hay không. Người sử dụng lao động nước ngoài và người lao động nước ngoài có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn chưa có những quy định cụ thể dành riêng cho người lao động nước ngoài thử việc nên nhiều người vẫn còn thắc mắc đặc biệt là xảy ra tranh chấp trong quan hệ này. 

Quy định pháp luật về người lao động nước ngoài thử việc

II. Quy định pháp luật về người lao động nước ngoài thử việc

1. Có được áp dụng thử việc với người lao động là người nước ngoài

Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là một trong những đối tượng áp dụng của Bộ luật này. 

Do đó, căn cứ vào Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thử việc như sau:

  • Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
  • Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại của Bộ luật Lao động 2019.
  • Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Như vậy, người sử dụng lao động Việt Nam hoàn toàn có thể thỏa thuận áp dụng thử việc với người lao động nước ngoài trừ trường hợp giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì không được áp dụng thử việc. 

Giải đáp một số câu hỏi về người lao động nước ngoài thử việc

2. Quy định pháp luật về người lao động nước ngoài thử việc

Căn cứ vào Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thử việc như sau:

  • Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. 
  • Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại của Bộ luật Lao động 2019.
  • Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Người lao động nước ngoài phải có giấy phép làm việc tại Việt Nam để tham gia vào quá trình thử việc. Giấy phép này được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Người lao động nước ngoài khi tham gia thử việc được hưởng đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, họ phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động và các quy tắc nội quy của nhà tuyển dụng.

Trong quá trình thử việc, cả người lao động nước ngoài và nhà tuyển dụng đều có quyền chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do. Thời gian chấm dứt phải tuân thủ quy định của hợp đồng và pháp luật lao động.

3. Có phải đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động là người nước ngoài trong thời gian thử việc?

Theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019khoản 3 Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP đối trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu thỏa thuận về thử việc đối với người lao động nước ngoài thì phải giao kết hợp đồng lao động trong đó nội dung về thử việc được trình bày trong hợp đồng lao động.

Đồng thời, tại điểm 1.1 Khoản 1 Mục II Quyết định 2777/QĐ-BHXH ngày 31/12/2015 có quy định: “Người lao động có thời gian thử việc ghi trong Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc mà hợp đồng đó thuộc diện tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp thì đơn vị và người lao động phải đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp cho cả thời gian thử việc.”

Thêm vào đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP: “Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.”

Như vậy, người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đang trong thời gian thử việc theo hợp đồng lao động có nội dung thử việc thì người sử dụng lao động và người lao động là người nước ngoài đều có nghĩa vụ đóng các loại bảo hiểm xã hội gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất và bảo hiểm y tế.

III. Giải đáp một số câu hỏi về người lao động nước ngoài thử việc

1. Vi phạm quy định về thử việc đối với người lao động nước ngoài thử việc bị xử phạt thế nào?

Căn cứ theo quy định về đối tượng áp dụng của Bộ luật lao động thì các quy định về thử việc sẽ được áp dụng chung cho người lao động mà không phân biệt người lao động là người Việt Nam hay là người lao động nước ngoài. 

Do đó, người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về thử việc đối với người lao động nước ngoài thì áo dụng Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
  • Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng;
  • Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
  • Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
  • Thử việc quá thời gian quy định;
  • Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
  • Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
  • Ngoài ra tùy từng trường hợp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động; buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Lao động nước ngoài thử việc có cần xin Giấy phép lao động không?

Tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Tiếp đến, căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 thì một trong những điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.

Dẫn chiếu đến Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động: 

  • Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
  • Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
  • Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  • Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
  • Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, theo các quy định trên thì lao động thử việc vẫn được xem là người lao động, do đó đối với người lao động nước ngoài thử việc vẫn phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Tuy nhiên, nếu người lao động nước ngoài thử việc thuộc các trường hợp tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 nêu trên thì không cần phải có giấy phép lao động.

3. Có được thỏa thuận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài không?

Theo khoản 1 Điều 24 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.”

Đồng thời theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về trình tự cấp giấy phép lao động như sau:

"Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực."

Người lao động nước ngoài vào làm việc thì trước tiên phải có giấy phép lao động, sau khi được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản.

Như vậy, người sử dụng lao động được quyền thỏa thuận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về người lao động nước ngoài thử việc

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về người lao động nước ngoài thử việc. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan