PHÁP LUẬT VỀ SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG

Rượu là nhóm hàng hóa Nhà nước hạn chế kinh doanh. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại rượu sản xuất bằng hình thức thủ công và sản xuất rượu công nghiệp. Để kinh doanh mỗi loại rượu sẽ có những giấy tờ thủ tục khác nhau. Bài viết dưới đây NPLaw cung cấp cho quý bạn đọc thông tin pháp luật về sản xuất rượu thủ công.

I. Thực trạng sản xuất rượu thủ công hiện nay

Theo một thống kê trong 300 triệu lít rượu được tiêu thụ hàng năm tại Việt Nam thì số lượng rượu được sản xuất tại các cơ sở sản xuất thủ công chiếm phần lớn. Mặc dù chưa có thống kê chính xác về lượng cơ sở sản xuất rượu tuy nhiên trên thực tế các cơ sở sản xuất rượu thủ công được phân bố, trải đều khắp thành thị đến nông thôn. Trung bình mỗi ngày mỗi cơ sở sản xuất ít nhất 10 lít rượu. 

Thực trạng sản xuất rượu thủ công hiện nay

II. Sản xuất rượu thủ công là gì?

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 105/2017/NĐ-CP định nghĩa Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.

Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định khác của pháp luật.

III. Quy định của pháp luật về sản xuất rượu thủ công

Rượu là loại hàng hóa kinh doanh phải có điều kiện. Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định cụ thể về sản xuất rượu nói chung và sản xuất rượu thủ công nói riêng.

Quy định của pháp luật về sản xuất rượu thủ công

1. Điều kiện sản xuất rượu thủ công để kinh doanh?

Điều 9 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, cụ thể như sau:

  • Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.

Như vậy, để sản xuất rượu thủ công để kinh doanh, thương nhân phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.

2. Điều kiện sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại

Điều 10 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất rượu thủ công để bán lại cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để bán lại như sau:

  • Có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
  • Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP.

Như vậy, để có thể sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại thì cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật.

3. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

Điều 16 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và khoản 9 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định thương nhân sản xuất rượu thủ công để kinh doanh có các quyền và nghĩa vụ như sau:

  • Được bán rượu do mình sản xuất cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
  • Được trực tiếp bản lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
  • Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
  • Thực hiện chế độ báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này

4. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại

Điều 17 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất để chế biến lại.

  • Không bắt buộc phải công bố chất lượng hàng hóa, dán tem rượu, ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.
  • Trong quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ, tổ chức, cá nhân phải xuất trình hợp đồng mua bán rượu với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp cho các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị kiểm tra.
  • Đăng ký sản xuất rượu thủ công với Ủy ban nhân dân cấp xã và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
  • Không được bán rượu cho tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp đã ký hợp đồng mua bán để chế biến lại.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

Điều 20 Nghị định 105/2017/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
  • Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu haowjc bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm; bản sao giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp đối với cơ sở thuộc loại kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
  • Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

IV. Một số câu hỏi thường gặp về sản xuất rượu thủ công

1.  Sản xuất rượu thủ công có cần phải có giấy phép không?

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định: Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5.5 độ trở lên phải có giấy phép; thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5.5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5.5. độ thì phải đăng ký với Phòng kinh tế hoặc phòng kinh tế và hạ tầng cấp huyện, hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5.5 độ trở lên bán cho cơ sở phải có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất. Như vậy thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có độ cồn từ 5.5 độ trở lên thì phải có giấy phép.

2. Sản xuất rượu thủ công để kinh doanh có cần phải công bố sản phẩm không?

Điều 5 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định: Tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu thực hiện công bố sản phẩm rượu, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại. Thủ tục công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác. 

3. Thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

Theo khoản 18 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định: Phòng kinh tế hoặc Phòng kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn.

4. Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh là bao lâu?

Theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh là 5 năm.

V. Luật sư tư vấn về Giấy phép sản xuất rượu thủ công

Trên đây là nội dung thông tin về sản xuất rượu thủ công mà NPLaw cung cấp cho quý bạn đọc. Mọi thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến sản xuất rượu thủ công vui lòng liên hệ tới NPLaw. Với nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn pháp luật, cùng với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp NPLaw sẽ đồng hành giải quyết các vấn đề của quý khách một cách kịp thời và chính xác nhất.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú

Hotline: 0913 449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan