Thẩm mỹ viện là một nơi cung cấp các dịch vụ làm đẹp cho khách hàng, như trị liệu da, phun xăm, nâng mũi, căng da mặt và nhiều dịch vụ khác. Theo quy định hiện hành, thẩm mỹ viện phải có giấy phép hoạt động, có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự và quy trình thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ. Những thẩm mỹ viện vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo mức độ nghiêm trọng của hành vi. NPLaw xin phép gửi tới Quý khách hàng thông tin quy định pháp luật về thẩm mỹ viện như sau:
Ngành thẩm mỹ tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Ngày càng nhiều cơ sở dịch vụ thẩm mỹ, spa được mở ra, tuy nhiên, không phải thẩm mỹ viện nào cũng có giấy phép hoạt động. Qua những đợt kiểm tra của ngành y tế và các cơ quan chức năng cho thấy nhiều cơ sở làm đẹp thường có những hành vi vi phạm rõ nhất là: hoạt động khi không có giấy phép, nhân viên không được đào tạo và không có chứng chỉ hành nghề… Bên cạnh đó, nhiều cơ sở thẩm mỹ cũng vi phạm khi kinh doanh các loại mỹ phẩm không phép, không rõ nguồn gốc, nhập lậu; điều kiện cơ sở không đảm bảo phẫu thuật thẩm mỹ theo đúng quy định; quảng cáo các dịch vụ y tế chưa được các cơ quan chức năng cho phép; thực hiện các kỹ thuật xâm lấn và tiêm chất làm đầy (filler)… Điều này gây ra nhiều rủi ro cho người tiêu dùng, như chất lượng dịch vụ không đảm bảo, thiếu chuyên môn và kinh nghiệm, sử dụng vật liệu không an toàn, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, viêm nhiễm, tổn thương thần kinh, thậm chí tử vong.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về thẩm mỹ viện. Tuy nhiên, thẩm mỹ viện có thể được hiểu là cơ sở kinh doanh chuyên về dịch vụ chăm sóc, làm đẹp của nam và nữ với mỹ phẩm, phục vụ điều trị cho nam giới và phụ nữ, thẩm mỹ viện còn có chức năng tư vấn các vấn đề liên quan đến chăm sóc sắc đẹp.
Các dịch vụ thẩm mỹ được cung cấp tại thẩm mỹ viện gồm:
Khi lựa chọn thẩm mỹ viện, cần lưu ý các yếu tố sau:
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng dịch vụ tại thẩm mỹ viện:
- Thẩm mỹ viện có phải là một loại hình của cơ sở khám chữa bệnh hay không?
Thẩm mỹ viện là một cơ sở dịch vụ y tế hoặc là phòng khám chuyên khoa thuộc bệnh viện. Theo đó, thẩm mỹ viện có thể coi là một loại hình của cơ sở khám chữa bệnh.
- Chế tài xử lý đối với thẩm mỹ viện 'chui' vẫn ngang nhiên hoạt động là gì?
Thẩm mỹ viện “chui” hoạt động trái phép có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời có thể bị đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng theo quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
- Thẩm mỹ viện 'chui' làm chết người sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù?
Thẩm mỹ viện 'chui' gây ra hậu quả chết người; hoặc tổn thương về sức khỏe của những khách hàng đến thực hiện dịch vụ; thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự phạt tù từ 1 đến 15 năm.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về thẩm mỹ viện mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn