Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ tài sản cũng như dự báo trước các trách nhiệm pháp lý đối với tội huỷ hoại tài sản, người dân hiện có nhu cầu tìm hiểu các quy định pháp luật tổng thể, bao gồm quy định về dân sự, hành chính, hình sự liên quan đến tội hủy hoại tài sản. Thông qua bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp các thông tin pháp lý hữu ích cho Quý độc giả về tội hủy hoại tài sản.
Hiện nay, thực trạng hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác để giải quyết mâu thuẫn xảy ra nhiều nơi. Một số hành vi hủy hoại tài sản của người khác dễ bắt gặp như: đập phá hàng quán, đập, đốt xe, phương tiện đi lại, đập điện thoại, laptop của người khác, … Sự nóng nảy, bồng bột hay sự thiếu hiểu biết của cá nhân dẫn đến hành vi hủy hoạt tài sản của người khác mà không biết rằng sẽ đem đến những hậu quả không mong muốn cho chính mình cũng như người khác.
Hành vi này không chỉ làm cho mâu thuẫn giữa các bên trở nên nhiều hơn, gay gắt hơn mà người vi phạm còn bị xử lý trước pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nhìn chung, có thể thấy, hủy hoại tài sản của người khác là một thực trạng phổ biến trong xã hội ngày này và cần được quan tâm cải thiện.
Hủy hoại tài sản của người khác là hành vi làm cho tài sản của người khác bị thiệt hại đến mức làm mất hẳn giá trị hoặc mất hẳn công năng, giá trị sử dụng hoặc bị tiêu hủy hoàn toàn. Đây là hành vi xuất phát từ lỗi cố ý của người phạm tội và được pháp luật hình sự hiện hành ghi nhận là một hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3, và khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
…
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;…
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
…
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này”.
Như vậy, mức xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp hủy hoại tài sản của người khác là từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng.
Tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác như sau:
“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.”
Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi hủy hoại tài sản sẽ có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù lên tới 20 năm.
Theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu trên, khách thể của tội hủy hoại, làm hư hỏng tài sản là “tài sản của người khác”.
Do đó, trường hợp cá nhân tự hủy hoại tài sản của chính mình không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác như sau:
“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.”
Như vậy, việc hủy hoại tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc hủy hoại tài sản mà không xét đến giá trị tài sản trong một số trường hợp sẽ bị xử lý hình sự.
Căn cứ Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình”.
Như vậy, người có hành vi phá hoại tài sản người khác phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại đối với tài sản mà mình phá hủy theo nguyên tắc bồi thường được quy định cụ thể nêu trên.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan trong trường hợp hủy hoại tài sản của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các quy định pháp lý và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong trường hợp bị hủy hoại tài sản hoặc hủy hoại tài sản của người khác. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm giải quyết tranh chấp dày dặn tin rằng sẽ đem lại cho khách hàng sự an tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
Rất mong được hợp tác với Quý Khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn