Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là một dạng tranh chấp rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Tài sản cho vay ở các tranh chấp này thường là tiền hoặc vật. Vậy làm sao để hiểu thế nào là tranh chấp hợp đồng vay? Những vấn đề liên quan xoay quanh tranh chấp hợp đồng vay hiện nay như thế nào? Sau đây, hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Theo quy định tại Điều 463 của Bộ luật Dân sự 2015 “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ trả lãi khi có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.”
Tranh chấp hợp đồng vay thường xảy ra trong các trường hợp sau:
II. Quy định về tranh chấp hợp đồng vay
Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của một hoặc cả hai bên chủ thể của hợp đồng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng vay.
Tranh chấp có thể về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ tự nguyện thỏa thuận. Hoặc cũng có thể xảy ra tranh chấp phát sinh từ nội dung của hợp đồng, giải thích từ ngữ hợp đồng, thực hiện hợp đồng, sửa đổi, bổ sung chấm dứt hợp đồng.
III. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Để có thể nhanh chóng giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản, có thể thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án theo trình tự sau đây:
Bước 1: Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ như trên và nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án
Theo Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
Bước 2: Thụ lý vụ án
Căn cứ theo Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí và đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có).
Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Trường hợp có kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét và giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng dân sự về vay tài sản, các bên có thể tự thương lượng với nhau hoặc tiến hành hòa giải thông qua một bên thứ ba (Hòa giải viên) để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp đã thực hiện thương lượng, hòa giải nhưng không thành, các bên có thể nộp đơn khởi kiện dân sự yêu cầu Tòa án giải quyết.
IV. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến tranh chấp hợp đồng vay
Căn cứ khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
+ Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
+ Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
+ Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
+ Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
+ Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Theo điểm a khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 thì Luật sư bị cấm thực hiện hành vi cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, luật sư mặc dù cùng lúc tư vấn cho cả hai vợ chồng nhưng trong hai vụ tranh chấp khác nhau và không có quyền lợi đối lập nhau. Vì vậy, luật sư vẫn được quyền nhận tư vấn về tranh chấp hợp đồng vay tài sản cho chồng và tư vấn về thủ tục ly hôn cho vợ cùng lúc.
Để đánh giá chứng cứ trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay phải cần xem xét các chứng cứ được đưa ra bởi cả hai bên tranh chấp. Dưới đây là một số bước mà có thể thực hiện để đánh giá chứng cứ:
+ Xem xét hợp đồng vay: Đánh giá các điều khoản và điều kiện của hợp đồng để hiểu rõ cam kết của hai bên và các quyền và nghĩa vụ liên quan.
+BKiểm tra tài liệu tài chính: Xem xét các bằng chứng tài chính như giấy tờ thu nhập, hóa đơn, sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan khác để xác định khả năng trả nợ của bên vay.
+Kiểm tra chứng từ liên quan: Xem xét các chứng từ như hóa đơn, biên lai, giấy tờ chuyển nhượng tài sản, ghi chú và các văn bản khác để xác định tính hợp lệ và chính xác của chúng.
+ Thu thập chứng cứ bổ sung: Nếu cần thiết, thu thập thêm chứng cứ bổ sung như chứng từ tài chính từ các bên thứ ba, chứng chỉ, bằng chứng chứng minh quyền sở hữu tài sản và các chứng cứ khác mà có thể hỗ trợ cho một bên hoặc một bên khác trong tranh chấp.
+ Đánh giá tính hợp lệ và đáng tin cậy của chứng cứ: Xem xét nguồn gốc, tính hợp pháp, tính chính xác và tính đáng tin cậy của chứng cứ để xác định giá trị và trọng lượng chứng cứ trong vụ án.
+ So sánh và phân tích chứng cứ: So sánh và phân tích các chứng cứ từ cả hai bên để đưa ra nhận định về tính hợp lệ của các yêu cầu và quyền lợi được đề xuất.
+ Đưa ra đánh giá tổng thể: Dựa trên việc xem xét và phân tích chứng cứ, bạn có thể đưa ra đánh giá tổng thể về khả năng một bên hoặc một bên khác thắng trong vụ án tranh chấp.
Lưu ý rằng quá trình đánh giá chứng cứ có thể phức tạp và phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể của vụ án. Đối với những vụ án phức tạp, việc tìm kiếm sự tư vấn từ một luật sư là một ý kiến tốt để đảm bảo quá trình đánh giá chứng cứ được thực hiện một cách chính xác và công bằng.
V. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến tranh chấp hợp đồng vay
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề tranh chấp hợp đồng vay. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn