PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Thức ăn chăn nuôi mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật theo đường miệng, đảm bảo cho con vật khỏe mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường trong một thời gian dài. Tuy nhiên, muốn kinh doanh mặt hàng này, chủ thể kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện pháp luật đặt ra. Để bạn đọc có thể hiểu thêm về nội dung này, bài viết sau đây NPLAW sẽ chia sẻ kiến thức pháp lý về thức ăn chăn nuôi theo quy định pháp luật hiện hành.

I. Thức ăn chăn nuôi

1. Thức ăn chăn nuôi là gì?

Theo quy định tại khoản 25 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018, thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.

/upload/images/thuong-mai/thuc-an-chan-nuoi-min.jpg

2. Xác định chất chính trong thức ăn chăn nuôi như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 13/2020/NĐ-CP thì chất chính trong thức ăn được quy định như sau:

"1. Chất chính trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc là protein thô và lysine tổng số; trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho động vật cảnh là protein tổng số; trong thức ăn chăn nuôi khác, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là các chất quyết định công dụng và bản chất của sản phẩm, do nhà sản xuất công bố trong tài liệu kỹ thuật kèm theo hoặc trên nhãn sản phẩm."

Như vậy, theo quy định trên thì chất chính trong thức ăn được định nghĩa bao gồm 2 chất protein thô và lysine.

II. Điều kiện sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi hiện nay

1. Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Theo khoản 1 Điều 38 Luật Chăn nuôi 2018 thì tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
  • Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo;
  • Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi;
  • Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;
  • Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi;
  • Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;
  • Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;
  • Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch;
  • Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;
  • Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

/upload/images/thuong-mai/dieu-kien-san-xuat-thuc-an-chan-nuoi-min.png

 

Theo khoản 2 Điều 38 Luật Chăn nuôi 2018 thì tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ, trừ trường hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ sử dụng trong chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
  • Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo;
  • Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;
  • Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi;
  • Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;
  • Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;
  • Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;
  • Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Điều kiện mua bán thức ăn chăn nuôi

Điều kiện mua bán thức ăn chăn nuôi được quy định tại Điều 40 Luật Chăn nuôi 2018, cụ thể:

  • Có trang thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, cung cấp.
  • Nơi bày bán, kho chứa thức ăn chăn nuôi phải tách biệt hoặc không bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác.
  •  Có biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại.

III. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về thức ăn chăn nuôi

1. Có cần thiết phải đánh giá lại thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định đánh giá điều kiện thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi, tần suất đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi là 24 tháng một lần, 36 tháng một lần hoặc đột xuất tùy từng trường hợp khác nhau. Như vậy, việc đánh giá điều kiện thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi là cần thiết và được pháp luật quy định như trên.

2. Có bắt buộc tất cả cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi không?

Theo khoản 8 Điều 10 Nghị định 13/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP) quy định các trường hợp không phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm:

- Cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại ở hộ gia đình, hộ kinh doanh;

- Cơ sở sản xuất thực phẩm đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về an toàn thực phẩm có sản phẩm thực phẩm, phụ phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất thực phẩm có chất lượng phù hợp làm thức ăn chăn nuôi mà không qua bất kỳ bước sơ chế, chế biến nào khác của cơ sở đó.

/upload/images/thuong-mai/giay-chung-nhan-du-dieu-kien-san-xuat-thuc-an-chan-nuoi-min.jpg

Như vậy, không bắt buộc tất cả cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.

3. Sản xuất thức ăn chăn nuôi mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể bị xử phạt như thế nào?

Theo khoản 7 và khoản 9 Điều 14 Nghị định 14/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể bị xử phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Ngoài bị phạt tiền thì người có hành vi vi phạm còn bị buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã bán ra ngoài thị trường đối với hành vi vi phạm.

4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi là bao lâu?

Theo Điều 3 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì: Đối với hành vi vi phạm trong sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

5. Kiểm tra chất lượng thức ăn là trách nhiệm của cơ quan nào? Trường hợp thức ăn chăn nuôi bị vi phạm chất lượng thì xử lý như thế nào?

Cơ quan có trách nhiệm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất và lưu hành trong nước được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 13/2020/NĐ-CP gồm

  • Cục Chăn nuôi kiểm tra trên phạm vi toàn quốc;
  • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra trên địa bàn.

Cơ quan có trách nhiệm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 13/2020/NĐ-CP là: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Xử lý thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng được tiến hành theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 13/2020/NĐ-CP. Thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị xử lý bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:

  • Buộc tái xuất;
  • Buộc tiêu hủy;
  • Buộc tái chế;
  • Buộc chuyển mục đích sử dụng;
  • Buộc cải chính thông tin.

Căn cứ khoản 3 Điều 20 Nghị định 13/2020/NĐ-CP thì Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng bị áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại khoản 1 Điều này phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lý. Trường hợp thức ăn chăn nuôi vô chủ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc xử lý, bố trí kinh phí để xử lý theo khoản 4 Điều này.

IV. Vấn đề liên quan đến thức ăn chăn nuôi có cần luật sư tư vấn không? Liên hệ như thế nào?

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về các thủ tục liên quan đến thức ăn chăn nuôi mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Có thể thấy rằng, sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi có rất nhiều rủi ro pháp lý có thể xảy ra nên Quý độc giả có vướng mắc đối với vấn đề liên quan đến thức ăn chăn nuôi nên tìm luật sư để được tư vấn. NPLAW tự tin với đội ngũ chuyên viên tư vấn, luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn pháp luật bảo đảm đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất. Mọi vấn đề thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được lời giải đáp kịp thời. 

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan