PHÒNG PHÁP CHẾ DOANH NGHIỆP

Có thể hiểu đơn giản, pháp chế doanh nghiệp là vị trí có vai trò tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ cơ quan quản lý, điều hành trong doanh nghiệp và thực hiện các công việc phát sinh liên quan đến pháp luật trong doanh nghiệp. Vậy làm sao để hiểu thế nào là phòng pháp chế doanh nghiệp và những vấn đề liên quan xoay quanh về phòng pháp chế doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Vai trò phòng pháp chế doanh nghiệp hiện nay

Phòng pháp chế doanh nghiệp là phòng có vai trò đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp có thể hoạt động đúng quy định của pháp luật; từ đó giảm thiểu mọi rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Đồng thời nhân viên pháp chế còn phải là những nhà tư vấn trợ giúp cho các lãnh đạo doanh nghiệp trong việc áp dụng pháp luật để có thể hoạt động kinh doanh một cách thuận tiện và linh hoạt nhất.

Để có thế giải quyết những vấn đề trên, đòi hỏi nhân viên pháp chế phải là những người có trang bị đầy đủ về kiến thức pháp luật và thành thạo về các kỹ năng cần thiết của nghề pháp chế.

Vai trò phòng pháp chế doanh nghiệp hiện nay

phòng pháp chế doanh nghiệp sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ như: Tham gia đàm phán, thương thảo các hợp đồng quan trọng của doanh nghiệp với các đối tác trong kinh doanh; thẩm định các dự thảo thoả thuận, các hợp đồng hợp tác, các dự án đầu tư để đảm bảo không trái pháp luật, điều lệ hoặc có sơ hở, sai sót về mặt pháp luật có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp; soạn thảo, thẩm định các dự thảo quy chế, quy định quản lý và các văn bản quan trọng khác của doanh nghiệp theo sự phân công của lãnh đạo; cập nhật thông tin về các văn bản pháp luật mới ban hành, về tình hình thị trường kinh tế thông qua các phương tiện thông tin, các tổ chức pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, và cung cấp thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp về việc vận dụng pháp luật trong điều hành sản xuất, trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, trong các hợp đồng thương mại, tài chính, tín dụng, dịch vụ, đào tạo, xây dựng… ; tư vấn giúp lãnh đạo doanh nghiệp trong hoạt động bằng cách đưa ra các dự báo tác động về tình hình giá cả, thị trường… nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra.     

Do đó, doanh nghiệp cần thiết phải có một phòng pháp chế có thể giúp người lãnh đạo những vấn đề thuộc phạm vi pháp luật và là đầu mối quan hệ với các phòng khác trong doanh nghiệp cũng như các cơ quan, đơn vị ngoài doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi đã xây dựng được đội ngũ cán bộ pháp chế vững mạnh thì những cuộc đàm phán với đối tác mà đặc biệt là đối tác nước ngoài sẽ không còn đáng lo ngại. Các hoạt động nội bộ doanh nghiệp cũng như các hoạt động kinh doanh luôn nằm trong sự đảm bảo an toàn về pháp lý.

II. Quy định pháp luật về phòng pháp chế doanh nghiệp

1. Hiểu thế nào về phòng pháp chế doanh nghiệp?

Có thể hiểu đơn giản, pháp chế doanh nghiệp là vị trí có vai trò tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ cơ quan quản lý, điều hành trong doanh nghiệp và thực hiện các công việc phát sinh liên quan đến pháp luật trong doanh nghiệp.

Hiểu thế nào về phòng pháp chế doanh nghiệp?

2. Có bắt buộc phải có phòng pháp chế doanh nghiệp trong một doanh nghiệp không?

Tại Điều 10 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước như sau:

- Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, Chủ tịch Hội đồng thành viên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước quyết định việc thành lập tổ chức pháp chế hoặc quyết định việc bố trí nhân viên pháp chế chuyên trách.

- Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và chịu sự quản lý về công tác pháp chế của Bộ Tư pháp.

Tổ chức pháp chế các doanh nghiệp nhà nước ở địa phương chịu sự quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của Sở Tư pháp.

Như vậy, doanh nghiệp nhà nước không bắt buộc phải thành lập bộ phận pháp chế, mà căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, Chủ tịch Hội đồng thành viên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước quyết định việc thành lập tổ chức pháp chế hoặc quyết định việc bố trí nhân viên pháp chế chuyên trách.

3. Điều kiện để thành lập phòng pháp chế doanh nghiệp

Để thành lập phòng pháp chế doanh nghiệp, cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Quy định của pháp luật: Phòng pháp chế doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan.

- Tổ chức và nguồn nhân lực: Phòng pháp chế doanh nghiệp cần có sự tổ chức và nguồn nhân lực đủ mạnh để xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp.

- Kiến thức và kỹ năng chuyên môn: Nhân viên trong phòng pháp chế doanh nghiệp phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn về pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, như luật doanh nghiệp, luật lao động, luật thuế, luật hợp đồng,...

- Máy móc và công nghệ: Phòng pháp chế cần có máy móc và công nghệ hiện đại để tiện lợi trong việc xử lý các công việc pháp lý.

- Hệ thống quản lý chất lượng: Phòng pháp chế cần có hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo đạt được hiệu quả và đúng thời hạn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý.

- Tài chính: Phòng pháp chế cần được cung cấp nguồn tài chính đủ để hoạt động hiệu quả, bao gồm cả việc đầu tư vào máy móc, công nghệ và đào tạo nhân viên.

- Mối quan hệ với cơ quan chức năng: Phòng pháp chế cần thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng, như Văn phòng Pháp chế doanh nghiệp, tòa án, sở thuế, v.v. để được hỗ trợ và tư vấn trong quá trình giải quyết các vấn đề pháp lý.

Tất cả các điều kiện trên cần được đáp ứng để thành lập và hoạt động hiệu quả phòng pháp chế doanh nghiệp.

III. Một số thắc mắc về phòng pháp chế doanh nghiệp

1. Có nên thuê pháp chế doanh nghiệp bên ngoài để kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp không?

Khi thuê pháp chế doanh nghiệp bên ngoài thì có những ưu điểm sau:

+ Giá cả hợp lý: So với việc tổ chức một phòng pháp chế riêng trong doanh nghiệp từ 1-3 người thì mức chi phí cho việc thuê dịch vụ pháp chế bên ngoài thì thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra còn giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp trong thiết lập cơ sở vật chất cho phòng làm việc, lương thưởng, chế độ bảo hiểm cho nhân viên… Đối với các doanh nghiệp có mô hình vừa và nhỏ thì đây có thể là một khoản chi khá lớn và không cần thiết.Vì vậy, việc sử dụng dịch vụ pháp chế thuê ngoài cho doanh nghiệp là lựa chọn rất thích hợp cho các doanh nghiệp và các nhà quản lý có nhu cầu tư vấn.

+ Hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp đều sẽ có các bất cập pháp lý khác nhau. Phòng pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài có nhiệm vụ là hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết hết tất các các vấn đề liên quan đến pháp lý, giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân tuân thủ các quy định pháp luật trong suốt quá trình kinh doanh. Sẵn sàng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường, giảm thiểu rủi ro về pháp lý xuống mức thấp nhất.

+ Cảnh báo rủi ro pháp lý: Trước tiên chúng ta cần phải hiểu “rủi ro pháp lý” là yếu tố khách quan, xảy ra một cách bất ngờ, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần được cung cấp các ý kiến pháp lý một cách thường xuyên từ đội ngũ luật sư, để có thể chủ động, kiểm soát các rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp một cách toàn diện.

+ Nghiên cứu, cập nhật thông tin pháp luật liên quan đến ngành nghề kinh doanh: Hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong vấn đề này, do tình trạng chung ở các quy định pháp luật đều được phân tán trong nhiều văn bản khác nhau. Chưa kể việc các quy định này luôn có sự biến động do các văn bản, luật bổ sung. Mỗi doanh nghiệp đều cần có sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia có trình độ, kiến thức chuyên môn vững chắc.

+ Soạn thảo, rà soát hợp đồng, văn bản, biểu mẫu: Việc soạn thảo văn bản, hợp đồng sao cho chính xác và an toàn nhất là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng đó, phòng pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài sẽ là giải pháp hiệu quả nhất trong việc soạn thảo, rà soát, đối chiếu các điều khoản trong hợp đồng với quy định pháp luật. Từ đó đưa ra các phương hướng chỉnh sửa hoặc cảnh báo cho khách hàng, hạn chế rủi ro.

+ Thay mặt doanh nghiệp đàm phán, thương lượng với các đối tác: Với sự trợ giúp của luật sư trong quá trình này, chủ doanh nghiệp tự tin về vấn đề pháp lý, được bảo vệ quyền lợi một cách tối ưu nhất. Giúp chủ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các yêu cầu từ đối tác đưa ra, cảnh báo các rủi ro và nêu ra quyền lợi, giúp cho cả hai bên thương lượng đạt hiệu quả cao nhất.

Thông thường, đối tượng nên sử dụng pháp chế thuê ngoài cho doanh nghiệp là:

- Các chủ doanh nghiệp, chủ tịch, giám đốc, phó giám đốc, các cấp quản lý trong doanh nghiệp, và các nhân viên pháp chế cần nâng cao trình độ.

- Phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ, trung bình và vừa: Quy mô doanh thu trung bình hàng tháng từ 500 triệu đến dưới 3 tỷ đồng; Quy mô nhân sự: dưới 15 nhân sự; Lĩnh vực kinh doanh ngành nghề: ngành dịch vụ, thương mại, kinh doanh online.

Tuy nhiên, mọi đối tượng doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ pháp chế thuê ngoài để đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp trên thương trường cũng như khi va chạm những sự kiện pháp lý phức tạp và tránh những nguy cơ rủi ro mà chúng mang lại.

Như vậy, nên thuê pháp chế doanh nghiệp bên ngoài để kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp.

2. Phòng pháp chế doanh nghiệp có được nhận thực tập sinh pháp lý không?

Phòng pháp chế doanh nghiệp có thể nhận thực tập sinh pháp lý, tùy thuộc vào chính sách của công ty và yêu cầu công việc của phòng pháp chế. Thực tập sinh pháp lý có thể được tham gia vào các hoạt động của phòng pháp chế, như nghiên cứu pháp lý, tham gia vào quá trình thực hiện và tuân thủ các quy định pháp lý, tham gia vào các công việc liên quan đến hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Điều quan trọng là phòng pháp chế phải có khả năng cung cấp môi trường học tập và làm việc cho thực tập sinh pháp lý, đảm bảo rằng họ có các cơ hội học tập và phát triển trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan phòng pháp chế doanh nghiệp

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề phòng pháp chế doanh nghiệp. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: PHP Startup: Unable to load dynamic library 'pdo_mysql.so' (tried: /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so: cannot open shared object file: No such file or directory), /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so: cannot open shared object file: No such file or directory))

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: