Hiện nay việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt chỉ được phép thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo của cơ quan có thẩm quyền và trong đó dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cũng được xem là dịch vụ đặc biệt và cần thực hiện xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định. Vậy làm sao để hiểu thế nào là quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh và những vấn đề liên quan xoay quanh về quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh là một phần thiết yếu trong việc kết nối bệnh nhân với dịch vụ y tế, nhưng cần thực hiện một cách thận trọng và tuân thủ quy định pháp luật. Việc cung cấp thông tin chính xác và thiết thực sẽ giúp nâng cao uy tín của cơ sở y tế và đồng thời bảo vệ quyền lợi và sự an tâm của bệnh nhân.
Theo Thông tư 09/2015/TT-BYT, việc quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh phải đảm bảo 2 điều kiện:
Thứ nhất, điều kiện chung về quảng cáo
Tại Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định điều kiện chung để xác nhận nội dung quảng cáo như sau:
Thứ hai, điều kiện riêng về quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh
Ngoài các điều kiện chung nêu trên, việc xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 11 Thông tư 09/2015/TT-BYT, cụ thể:
Quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh phải có các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 181/2013/NĐ-CP như sau:
“Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
1. Nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải phù hợp với Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
2. Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi được cấp phép hoạt động;
b) Phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật chính ghi trong Giấy phép hoạt động hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền về y tế cấp phép.”
Theo quy định trên thì quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh phải có các nội dung sau:
Căn cứ khoản 6 Điều 23 Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định các trường hợp hết hiệu lực sử dụng của giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm:
Như vậy, pháp luật hiện hành không có giới hạn thời hạn được phát quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh, trừ trường hợp được quy định như trên.
Theo Điều 32 Luật Quảng cáo 2012 quy định về quảng cáo trên phương tiện giao thông như sau:
Vì vậy, quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông.
Xử phạt quảng cáo khám chữa bệnh theo quy định tại khoản 3 Điều 56 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:
“Vi phạm các quy định về quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thiếu nội dung về phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo việc chẩn đoán, lựa chọn giới tính phôi, thai nhi;
b) Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi chưa có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
Và tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP như sau:
“Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
…
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
…”
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh khi chưa có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (đối với cá nhân), từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng (đối với tổ chức).
Ngoài ra còn phải tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi vi phạm.
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 31 Luật Quảng cáo 2012 quy định về cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo như sau:
Như vậy, treo màn hình quảng cáo LCD về khám chữa bệnh cần phải xin phép đến cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn