Theo quy định tại Luật Quảng cáo và Nghị định 181/2013/NĐ-CP thì phụ gia thực phẩm không bị cấm quảng cáo, tuy nhiên phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định pháp luật, phải xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Để hiểu rõ hơn về quy định này, kính mời Quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây.
I. Quảng cáo phụ gia thực phẩm có bị cấm hay không?
Theo quy định tại Luật Quảng cáo thì Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân. Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm. Theo quy định tại Luật Quảng cáo và Nghị định 181/2013/NĐ-CP thì phụ gia thực phẩm không bị cấm quảng cáo, tuy nhiên phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định pháp luật, phải xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
Căn cứ Điều 52 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, đối với hành vi vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 30 triệu đồng tùy trường hợp, ngoài ra còn áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP thì quảng cáo phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau:
IV. Điều kiện quảng cáo phụ gia thực phẩm
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 181/2013/NĐ-CP thì quảng cáo phụ gia thực phẩm cần đáp ứng các điều kiện khi quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo. “Việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quy định từ Điều 3 đến Điều 11 Nghị định 181/2018 (trừ quảng cáo thức ăn chăn nuôi) chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.” Ngoài ra, quảng cáo phụ gia thực phẩm phải có giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm.
Căn cứ theo Thông tư số 09/2015/TT-BYT thì điều kiện để được xác nhận nội dung quảng cáo đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm của Bộ Y tế bao gồm:
Nội dung quảng cáo phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo, không có hành vi bị cấm quy định tại Điều 8 của Luật quảng cáo.
Tiếng nói, chữ viết, hình ảnh trong quảng cáo phải bảo đảm ngắn gọn, thông dụng, đúng quy định của Luật quảng cáo. Cỡ chữ nhỏ nhất trong nội dung quảng cáo phải bảo đảm tỷ lệ để có thể đọc được trong điều kiện bình thường và không được nhỏ hơn tỷ lệ tương đương cỡ chữ Vntime hoặc Times New Roman 12 trên khổ giấy A4.
VI. Một số câu hỏi về quảng cáo phụ gia thực phẩm
Căn cứ theo khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, thực phẩm sử dụng chất phụ gia nhiễm kim loại nặng vượt quá ngưỡng cho phép sẽ bị xử phạt từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Mức phạt tiền này áp dụng đối với tổ chức sẽ gấp đôi. Ngoài ra phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm, trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm, tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm và buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm, thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm.
Căn cứ theo Điều 39 Luật Quảng cáo 2012 quy định quảng cáo của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam thì doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của mình tại Việt Nam theo quy định của Luật này. Trong trường hợp doanh nghiệp nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam nhưng có nhu cầu quảng cáo về phụ gia thực phẩm tại Việt Nam thì phải thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam thực hiện.
Căn cứ vào những quy định quảng cáo về phụ gia thực phẩm, có thể nhận định những loại phụ gia thực phẩm không được quảng cáo bao gồm:
Trên đây là những nội dung về quảng cáo phụ gia thực phẩm. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLaw) với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ mọi thắc mắc của khách hàng và cung cấp các dịch vụ pháp lý về những vấn đề xoay quanh thủ tục quảng cáo phụ gia thực phẩm để đảm bảo bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của Quý khách hàng.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn