QUẢNG CÁO THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG

Hiện nay, nhu cầu để được cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng sản phẩm và cả đơn vị cung cấp sản phẩm. Có giấy phép quảng cáo thực phẩm thì doanh nghiệp mới có thể quảng bá sản phẩm của mình đến rộng rãi người dùng khắp cả nước. Vậy làm sao để hiểu thế nào là quảng cáo thực phẩm tươi sống và những vấn đề liên quan xoay quanh về quảng cáo thực phẩm tươi sống như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Nhu cầu quảng cáo thực phẩm tươi sống

Nhu cầu quảng cáo thực phẩm tươi sống đang gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số lý do chính:

  • Sự chú trọng đến sức khỏe: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và chế độ ăn uống lành mạnh. Thực phẩm tươi sống thường được coi là lựa chọn tốt hơn so với thực phẩm chế biến sẵn.
  • Xu hướng tiêu dùng: Người tiêu dùng hiện nay có xu hướng tìm kiếm nguồn gốc và chất lượng thực phẩm. Quảng cáo thực phẩm tươi sống giúp tạo dựng lòng tin và nâng cao giá trị thương hiệu.
  • Sự cạnh tranh trong thị trường: Với sự gia tăng của nhiều thương hiệu và nhà cung cấp, việc quảng cáo giúp sản phẩm của bạn nổi bật hơn trong đám đông và thu hút được sự chú ý của khách hàng.
  • Môi trường tiêu dùng đa dạng: Với sự phát triển của thương mại điện tử và giao hàng tận nơi, quảng cáo thực phẩm tươi sống online đang trở thành một xu hướng phổ biến, giúp tiếp cận đối tượng khách hàng rộng hơn.
  • Quảng cáo thực phẩm tươi sống cũng có thể tạo ra giá trị cảm xúc cho người tiêu dùng, ví dụ như việc kết nối với gia đình, tạo dựng những kỷ niệm, hoặc tận hưởng những bữa ăn ngon bên người thân.
  • Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và mạng xã hội cũng đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho các nhà sản xuất và nhà phân phối thực phẩm tươi sống quảng bá sản phẩm của mình một cách hiệu quả.

Để quảng cáo thực phẩm tươi sống hiệu quả, các doanh nghiệp cần lưu ý đến nội dung quảng cáo, hình ảnh sản phẩm hấp dẫn, cũng như việc truyền tải thông điệp về chất lượng, an toàn thực phẩm và lợi ích sức khỏe của sản phẩm.

Các quy định liên quan đến quảng cáo thực phẩm tươi sống

II. Các quy định liên quan đến quảng cáo thực phẩm tươi sống

1. Quảng cáo thực phẩm tươi sống là gì?

Quảng cáo thực phẩm tươi sống là hình thức truyền thông nhằm giới thiệu, quảng bá và bán các loại thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến tối thiểu. Các sản phẩm này thường bao gồm rau củ quả, thịt, hải sản, trứng, sữa và các loại thực phẩm tươi mát khác. 

Mục tiêu của quảng cáo thực phẩm tươi sống thường là nhấn mạnh vào độ tươi ngon, chất lượng cao, lợi ích dinh dưỡng, sự an toàn thực phẩm, cũng như nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Quảng cáo có thể được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau như truyền hình, báo chí, mạng xã hội, hay tại các cửa hàng thực phẩm. 

Ngoài ra, quảng cáo thực phẩm tươi sống cũng thường đi kèm với hình ảnh bắt mắt, công thức nấu ăn hoặc mẹo sử dụng để khuyến khích người tiêu dùng chọn

Điều kiện quảng cáo thực phẩm tươi sống

2. Điều kiện quảng cáo thực phẩm tươi sống

Tại điểm đ khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 quy định về điều kiện quảng cáo thực phẩm như sau:

  • Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
  • Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;
  • Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
  • Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;
  • Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật này phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
  • Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn
  • Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật
  • Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu
  • Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
  • Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
  • Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.

Như vậy, theo quy định trên thì khi quảng cáo thực phẩm tươi sống phải đáp ứng thêm điều kiện đó là phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm phải công bố tiêu chuẩn.

3. Thủ tục, hồ sơ xin quảng cáo thực phẩm tươi sống

Theo Khoản 4, 5 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định thủ tục, hồ sơ xin quảng cáo thực phẩm tươi sống như sau:

a)Hồ sơ đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm gồm:

  • Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 10;
  • Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.

b) Thủ tục đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm

  • Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo gửi hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo đến cơ quan cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ và trả kết quả theo Mẫu số 11. Thời hạn này được tính từ ngày đóng dấu đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc ngày hồ sơ hoàn chỉnh được tiếp nhận trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
  • Trong trường hợp không đồng ý với nội dung quảng cáo của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị;
  • Các cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm;
  • Tổ chức, cá nhân đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến quảng cáo thực phẩm tươi sống

1. Quảng cáo thực phẩm tươi sống dùng hình ảnh của bên khác có thể bị kiện vi phạm bản quyền không? 

Tại điểm b khoản 3 Điều 34 nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

...

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ;

b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

b) Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;

c) Quảng cáo có hành động, lời nói, hình ảnh, âm thanh, chữ viết tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em;

d) Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này.

6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 45 Nghị định này;

b) Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 45 Nghị định này;

c) Quảng cáo làm phương hại đến chủ quyền quốc gia.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;

b) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này;

c) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.”

Theo đó, tự ý sử dụng hình ảnh người khác để quảng cáo thì sẽ bị xử phạt bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Do hành vi này bị nghiêm cấm, anh có thể tham khảo tại Điều 8 Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH năm 2018.

Đồng thời buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo.

Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).

2. Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm tươi sống hiện nay gồm những nội dung gì?

Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm tươi sống hiện nay gồm những nội dung:

  • Tên, địa chỉ đơn vị đăng ký xác nhận
  • Thông tin đề nghị đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo
  • Phương tiện quảng cáo
  • Hồ sơ các giấy tờ, tài liệu
  • Cam đoan
  • Ký tên

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến quảng cáo thực phẩm tươi sống

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề quảng cáo thực phẩm tươi sống. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan