QUẢNG CÁO THUỐC

Quảng cáo thuốc là hoạt động giới thiệu thuốc do đơn vị kinh doanh thuốc trực tiếp tiến hành hoặc phối hợp, hoặc tài trợ, uỷ quyền cho một đơn vị khác tiến hành để thúc đẩy việc kê đơn, cung ứng, bán và/hoặc sử dụng thuốc trên cơ sở sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. Vậy làm sao để hiểu thế nào là quảng cáo thuốc và những vấn đề liên quan xoay quanh về quảng cáo thuốc như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Nhu cầu quảng cáo thuốc

Nhu cầu quảng cáo thuốc là một chủ đề quan trọng trong ngành dược phẩm và y tế. Dưới đây là một số yếu tố chính liên quan đến nhu cầu quảng cáo thuốc:

  • Quảng cáo giúp nâng cao nhận thức của bệnh nhân và người tiêu dùng về các loại thuốc mới, điều trị hoặc sản phẩm y tế. Điều này cần thiết để họ có thông tin đầy đủ và chính xác về các lựa chọn điều trị.
  • Thông qua quảng cáo, các công ty dược phẩm có thể truyền tải thông điệp giáo dục về các bệnh lý, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả. Điều này có thể giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của họ và tìm kiếm sự chăm sóc y tế thích hợp.
  • Ngành dược phẩm ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, do đó, các công ty cần phải quảng cáo để xây dựng thương hiệu và tạo sự khác biệt cho sản phẩm của họ so với đối thủ.

Tóm lại, nhu cầu quảng cáo thuốc được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, bao gồm nhu cầu giáo dục, cạnh tranh trên thị trường, thay đổi hành vi người tiêu dùng và các quy định pháp lý. Mục tiêu cuối cùng là cải thiện sức khỏe cộng đồng và giúp bệnh nhân tiếp cận những phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

 Nhu cầu quảng cáo thuốc

II. Quy định pháp luật về quảng cáo thuốc  

1. Quảng cáo thuốc là gì?

Quảng cáo thuốc bao gồm các hoạt động giới thiệu thuốc do nhà sản xuất, phân phối thuốc trực tiếp tiến hành hoặc phân phối hoặc tài trợ, uỷ quyền cho một đơn vị khác tiến hành để thúc đẩy việc kê đơn, cung ứng, bán và/hoặc sử dụng thuốc trên cơ sở sử dụng thuốc hợp lý an toàn.

2. Thuốc có phải là sản phẩm bị cấm quảng cáo theo quy định pháp luật hay không?

Căn cứ Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo như sau:

“Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Thuốc lá.

3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.

4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.

5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.

6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.

7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.

8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.”

Như vậy, theo quy định pháp luật thì quảng cáo thuốc lá là hành vi bị nghiêm cấm chỉ trong trường hợp thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; còn trường hợp quảng cáo thuốc khác thì không cấm.

Thuốc có phải là sản phẩm bị cấm quảng cáo theo quy định pháp luật hay không?

3. Hành vi quảng cáo thuốc không đúng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo như sau:

“Vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo thuốc lá;

b) Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;

c) Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo;

d) Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành;

đ) Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định;

b) Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục;

c) Quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

 

Đồng thời căn cứ Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP) quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:

“Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

...

3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

…”

Như vậy, hành vi quảng cáo thuốc lá có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

Đồng thời, người vi phạm còn phải thực hiện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi quảng cáo thuốc lá nói trên là mức phạt đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

III. Giải đáp một số câu hỏi về quảng cáo thuốc

1. Điều kiện đối với thuốc được quảng cáo

Theo Khoản 2 Điều 79 Luật dược 2016 có quy định về Điều kiện đối với thuốc được quảng cáo được quy định như sau:

  • Thuộc Danh mục thuốc không kê đơn;
  • Không thuộc trường hợp hạn chế sử dụng hoặc sử dụng dưới sự giám sát của thầy thuốc theo khuyến cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy đăng ký lưu hành thuốc còn thời hạn hiệu lực tại Việt Nam.

2. Trình tự thực hiện cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc

Căn cứ Điều 127 Nghị định 54/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 64 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định trình tự thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc:

“Trình tự thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc

1. Cơ sở đề nghị cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc nộp hồ sơ tại Bộ Y tế.

2. Trình tự thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thực hiện tương tự quy định tại Điều 113 của Nghị định này.”

Theo đó, thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thuốc như sau: (trừ trường hợp quảng cáo thuốc theo phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện giới thiệu thuốc)

  • Bước 1: Cơ sở đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc (trừ trường hợp quảng cáo thuốc theo phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện giới thiệu thuốc) nộp hồ sơ đến Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế.
  • Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế cấp Giấy xác nhận.

Trường hợp không cấp giấy xác nhận, Cục Quản lý Dược phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.

  • Bước 3: Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế có văn bản đề nghị cơ sở sửa đổi, bổ sung nêu cụ thể, chi tiết những tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
  • Bước 4: Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Nếu quá thời hạn trên, hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
  • Bước 5: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu, Bộ Y tế cấp giấy xác nhận hoặc trả lời không cấp giấy xác nhận bằng văn bản và nêu rõ lý do

3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc

Căn cứ Điều 121 Nghị định 54/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 64 Điều 4; khoản 62 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc, bao gồm:

a)Trường hợp quảng cáo thuốc thông qua phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện

  • Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc
  • Nội dung quảng cáo thuốc;
  • Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;
  • Tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận (nếu có);
  • Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.

Miễn nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do Bộ Y tế cấp đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.

  • Giấy ủy quyền của cơ sở đăng ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc trong trường hợp ủy quyền;
  • Chương trình dự kiến hội thảo, hội nghị, sự kiện giới thiệu thuốc.

b)Đối với trường hợp quảng cáo thuốc không thuộc trường hợp a

  • Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc 
  • Mẫu thiết kế nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận;
  • Bản ghi âm, ghi hình nội dung quảng cáo trên phương tiện báo nói, báo hình hoặc thiết bị điện tử, màn hình chuyên quảng cáo và các phương tiện quảng cáo khác theo quy định pháp luật về quảng cáo có âm thanh, hình ảnh chuyển động;
  • Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;
  • Tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận (nếu có);
  • Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.

Miễn nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do Bộ Y tế cấp đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.

  • Giấy ủy quyền của cơ sở đăng ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc trong trường hợp ủy quyền.

4. Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo thuốc

Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo thuốc được quy định tại Điều 125 Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành như sau:

Thứ nhất, nội dung quảng cáo thuốc phải phù hợp với các tài liệu

  • Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành được Bộ Y tế phê duyệt
  • Chuyên luận về thuốc ghi trong Dược thư Quốc gia Việt Nam;
  • Tài liệu, hướng dẫn chuyên môn có liên quan đến thuốc do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.

Thứ hai, nội dung quảng cáo thuốc phải có các thông tin bắt buộc

  • Tên thuốc
  • Thành phần dược chất hoặc dược liệu ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được phê duyệt. Đối với dược liệu phải viết tên tiếng Việt; trường hợp không có tên tiếng Việt thì ghi tên La-tin;
  • Chỉ định
  • Cách dùng;
  • Liều dùng;
  • Chống chỉ định; những khuyến cáo cho đối tượng đặc biệt (phụ nữ có thai; phụ nữ đang cho con bú; trẻ em; người cao tuổi; người mắc bệnh mạn tính);
  • Thận trọng và những điều cần tránh, lưu ý khi sử dụng thuốc;
  • Tác dụng phụ và phản ứng có hại;
  • Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc;
  • Lời dặn “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”;
  • Cuối trang đầu nội dung quảng cáo thuốc phải ghi rõ: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc của Bộ Y tế: …/XNQC…, ngày … tháng … năm…;
  • Đối với những nội dung quảng cáo gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ tài liệu này có bao nhiêu trang, phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang nào;
  • Nội dung quảng cáo thuốc phải ghi chú thích rõ ràng tài liệu chứng minh đồng thời phải chỉ rõ phần thông tin được trích dẫn trong tài liệu chứng minh. Việc trích dẫn phải đảm bảo truyền đạt chính xác thông tin, không suy diễn hoặc cắt xén thông tin theo hướng gây hiểu sai về tính an toàn, hiệu quả của thuốc.
  • Tiếng nói, chữ viết trong nội dung quảng cáo thuốc phải đáp ứng quy định tại Luật quảng cáo.
  • Nội dung quảng cáo thuốc chỉ được cung cấp các thông tin về thuốc; không đưa những thông tin không liên quan đến thuốc.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về quảng cáo thuốc

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề quảng cáo thuốc. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan