Quảng cáo trang sức là một trong những hoạt động cần thiết trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức buôn bán trang sức. NPLaw xin được gửi đến Quý Khách hàng bài viết pháp lý với những nội dung thiết thực liên quan đến quảng cáo trang sức.
Quảng cáo trang sức là một hoạt động marketing quan trọng để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, các hoạt động quảng cáo trang sức phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Quảng cáo trang sức là một hình thức truyền thông nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trang sức đến khách hàng mục tiêu. Mục tiêu cuối cùng của hoạt động này là tạo ra ấn tượng, thu hút sự quan tâm và thúc đẩy khách hàng quyết định mua sản phẩm. Mục đích là nhằm tạo dựng thương hiệu, tạo dựng hình ảnh trong mắt người tiêu dùng, thúc đẩy doanh số,…
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2018/NĐ-CP) thì việc đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được thực hiện khi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt (quy định từ Điều 3 đến Điều 11 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP).
Tuy nhiên, trang sức không phải là sản phẩm, hàng hóa đặc biệt nên không cần phải đăng ký nội dung quảng cáo trước khi thực hiện việc quảng cáo.
Theo đó, trang sức không thuộc trường hợp quảng cáo sau khi được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc xác nhận.
Các yếu tố quan trọng trong quảng cáo trang sức:
-Doanh nghiệp kinh doanh cần tuân thủ các quy định liên quan về Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh.
-Doanh nghiệp cần tuân thủ quy định về nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá.
-Doanh nghiệp cần tuân thủ và đáp ứng đầy đủ các điều kiện về thực hiện quảng cáo theo quy định tại Luật Quảng cáo 2012
-Hình ảnh sản phẩm: Hình ảnh phải thật đẹp, sắc nét, thể hiện được vẻ đẹp của sản phẩm.
-Thông điệp quảng cáo: Thông điệp phải ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ và gây ấn tượng.
-Đối tượng khách hàng: Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu để đưa ra những thông điệp phù hợp.
-Kênh quảng cáo: Chọn kênh quảng cáo phù hợp với đối tượng khách hàng và ngân sách.
Quảng cáo trang sức trẻ em đòi hỏi sự tinh tế và cẩn trọng hơn so với các sản phẩm khác, bởi vì đối tượng khách hàng là trẻ em và phụ huynh. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
*An toàn và Chất lượng:
-Chất liệu: Ưu tiên các chất liệu an toàn, không gây kích ứng da như bạc, vàng, titan. Tránh các chất liệu chứa hóa chất độc hại.
-Kiểu dáng: Thiết kế đơn giản, không góc cạnh sắc nhọn để tránh gây trầy xước cho trẻ.
-Tiêu chuẩn: Đảm bảo sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cho trẻ em.
*Hình ảnh và Nội dung:
-Hình ảnh sống động: Sử dụng hình ảnh trẻ em vui tươi, đáng yêu đang đeo trang sức để tạo sự gần gũi.
-Màu sắc tươi sáng: Màu sắc bắt mắt, thu hút sự chú ý của trẻ.
-Ngôn ngữ đơn giản: Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, gần gũi với trẻ em.
-Tập trung vào trải nghiệm: Nhấn mạnh vào cảm giác vui vẻ, tự tin khi đeo trang sức.
*Giá trị giáo dục:
-Truyền cảm hứng: Gắn liền trang sức với các giá trị tích cực như tình yêu thương, sự chia sẻ.
-Khuyến khích sự sáng tạo: Trang sức có thể là một công cụ giúp trẻ thể hiện cá tính.
Khi phát hiện hàng hóa mua về không như quảng cáo thì người mua có quyền được yêu cầu bồi thường. Theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Quảng cáo 2012 (sửa đổi, bổ sung 2018), và khoản 6 Điều 8 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 có nêu rõ: người mua được bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân đã quảng cáo.
Bên cạnh đó, tại Điều 608 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định: “Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.
Việc hàng hóa không như quảng cáo, có khả năng cao cũng thuộc trường hợp không đảm bảo chất lượng theo những tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đã công bố hoặc những tiêu chuẩn về chất lượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Nếu rơi vào trường hợp này, thì người tiêu dùng cũng có thể khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường theo chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Lưu ý: khi người mua hàng tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại, thì phải cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo với cơ quan quản lý nhà nước và chứng cứ chứng minh thiệt hại mà quảng cáo gây ra; người mua hàng được quyền yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo hoặc người quảng cáo cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo.
Căn cứ Khoản 4 Điều 19 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại và hoạt động xúc tiến thương mại thì doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
“4. Hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm
a) 01 Đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) 01 Thể lệ chương trình khuyến mại theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định;
c) Mẫu bằng chứng xác định trúng thưởng hoặc mô tả chi tiết về bằng chứng xác định trúng thưởng;
d) 01 Bản sao không cần chứng thực giấy tờ về chất lượng của hàng hóa khuyến mại theo quy định của pháp luật.”
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan đến quảng cáo trang sức của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề về quảng cáo trang sức. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thủ tục pháp lý của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn