QUỸ ĐẤT CÔNG ÍCH THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Quỹ đất công ích có tên gọi đầy đủ là “Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích” là quỹ đất quan trọng, đáp ứng các nhu cầu xây dựng các công trình văn hóa, y tế, thể dục thể thao, công cộng … Vậy ở khía cạnh pháp lý, quỹ đất công ích được quy định như thế nào?

Bài viết dưới đây, NPLAW sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ và chính xác thông tin về quỹ đất công ích theo quy định pháp luật hiện hành.

1. Quỹ đất công ích theo pháp luật hiện hành

1.1 Quỹ đất công ích là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 132 Luật Đất đai 2013 quy định về đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích thì: “Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.”                                                                                     Theo đó, có thể hiểu quỹ đất công ích là đất nông nghiệp được pháp luật cho phép xã, phường, thị trấn được để lại theo tỷ lệ không quá 5%  tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản  để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.

1.2 Quy định về nguồn hình thành quỹ đất công ích

Theo khoản 1 Điều 132 Luật Đất đai 2013 quy định về nguồn hình thành đất công ích như sau:

  • Do mỗi xã, phường, thị trấn lập căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của định phương.
  • Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

1.3 Quy định về mục đích sử dụng đất công ích

Mục đích sử dụng đất công ích được quy định theo khoản 2 Điều 132 Luật Đất đai 2013 như sau:

(1) Xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của UBND cấp tỉnh;

(2) Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng theo điểm a khoản 2 Điều 132 Luật này;

(3) Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

1.4 Quy định về quản lý đất công ích

Căn cứ khoản 4 Điều 132 Luật Đất đai 2013 thì “Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”

Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Những thắc mắc thường gặp về quỹ đất công ích

2.1 Cơ quan Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích có phải tổ chức họp những người có đất bị thu hồi để thông báo thu hồi đất không?

Căn cứ Điều 69 Luật Đất đai 2013 quy định về việc ban hành thông báo thu hồi đất như sau:

“Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất.                                                                             Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;”. 

Theo đó thì cơ quan Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích phải thông báo thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

2.2 Cho thuê đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích qua hình thức nào?

Khoản 3 Điều 132 Luật Đất đai 2013 quy định về Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích. Theo đó:

Đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích quy định (xây dựng các công trình công cộng của xã, phường; bồi thường; xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương) thì Ủy ban nhân dân cấp xã cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để cho thuê. Thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 05 năm.

Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và chỉ được dùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai 2013, Nhà nước cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp sau đây: Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

2.3 Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích 5% của xã, phường, thị trấn có được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất không?

Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích 5% của xã, phường, thị trấn bị Nhà nước thu hồi là trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất, việc bồi thường được thực hiện theo các quy định về bồi thường của Luật Đất đai năm 2013.                                                     Theo điểm d khoản 1 Điều 76 Luật Đất đai 2013 , đây là một trong những trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục tiêu quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia dân tộc mà người sử dụng đất không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Việc thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh trong trường hợp UBND cấp xã quản lý quỹ đất này (điểm b khoản 1 Điều 66 Luật Đất đai 2013).

Theo Điều 3 Nghị định 47/2014/NĐ-CP thì chi phí đầu tư vào đất còn lại là khoản chi phí mà người sử dụng đầu tư vào đất nhưng đến thời điểm cơ quan Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi hết. Các khoản phí này có thể là phí san lấp mặt bằng, cải tạo, gia cố… Dựa vào những hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất thì người sử dụng đất được bồi thường theo quy định.

2.4 Thời hạn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định về đất sử dụng có thời hạn thì: “Thời hạn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn là không quá 05 năm.”

Theo quy định nêu trên Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã với thời hạn không quá 5 năm.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp