Quy định pháp luật về tai nạn lao động trong giờ làm việc

Sự cố tai nạn lao động là điều không mong muốn, song nếu không may xảy ra người lao động sẽ được đảm bảo một số chế độ như trợ cấp tai nạn lao động và có thể được bồi thường từ phía doanh nghiệp. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ các vấn đề về tai nạn lao động trong giờ làm việc.

Thực trạng tai nạn lao động trong giờ làm việc

I. Thực trạng tai nạn lao động trong giờ làm việc

Theo bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong lĩnh vực công nghiệp, mỗi năm có khoảng 5000 vụ tai nạn lao động khiến từ 500 đến 600 người chết. Trong đó lĩnh vực khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá nói riêng luôn chiếm tỷ lệ cao, khoảng 18 đến 20% tổng số vụ tai nạn lao động. Trong ngành xây dựng, các trường hợp xảy ra tai nạn nhiều là ngã từ trên cao xuống, sập đổ công trình, vật đè, điện giật. Còn trong các ngành hóa chất, chỉ riêng trong tập đoàn hóa chất trong 5 năm gần đây xảy ra 157 vụ tai nạn lao động. Tình trạng nhiễm độc ở các cơ sở hóa chất như sản xuất chất dẻo, in bao bì, giày, da và nhiễm độc hóa chất qua thức ăn xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi, có nhiệm vụ rất nghiêm trọng. Theo thống kê, năm 2011, trên toàn quốc xảy ra 5125 vụ tai nạn làm 5307 người bị tai nạn, có 554 vụ gây chết người và tổng cộng có 601 người chết. Trong năm 2012 cả nước xảy ra 6777 vụ tai nạn lao động làm 606 người chết, chi phí do tai nạn lao động là 82,6 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 11 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ cho tai nạn lao động là gần 86 nghìn ngày. Trong năm 2013, cả nước xảy ra 6600 vụ tai nạn lao động, làm 6887 người bị nạn, trong đó 626 người chết và 1500 người bị thương nặng, tổng thiệt hại vật chất 71,85 tỷ đồng.

Có thể thấy, số lượng tai nạn lao động và những hậu quả của nó gây ra ngày càng có xu hướng tăng lên mạnh mẽ.

II. Quy định pháp luật về tai nạn lao động trong giờ làm việc

1. Tai nạn lao động trong giờ làm việc là gì?

Theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn lao động trong giờ làm việc là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Tai nạn lao động trong giờ làm việc là gì?

2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong vấn đề tai nạn lao động trong giờ làm việc?

Theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động như sau:

- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động như sau:

+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

- Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

- Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra;

- Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

- Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

- Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

- Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

3. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động trong giờ làm việc

Theo quy định tại Điều 43 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động bao gồm: 

-Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục này là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 và người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội.

-Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do Chính phủ quy định.

4. Điều kiện hưởng chế độ khi tai nạn lao động trong giờ làm việc

Đối với điều kiện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động thì tại Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định cụ thể như sau:

-Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

-Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

-Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

-Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. 

-Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015;

-Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.

III. Giải đáp một số câu hỏi về tai nạn lao động trong giờ làm việc

1. Công ty có trách nhiệm thanh toán tiền viện phí khi người lao động bị tai nạn lao động nhẹ trong giờ làm việc không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, công ty có trách nhiệm thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

-Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

-Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

-Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế

Như vậy, kho có tai nạn lao động xảy ra, công ty có trách nhiệm thanh toán tiền viện phí cho người lao động khi thuộc một trong các trường hợp trên.

2. Khi nào người lao động không được hưởng chế độ từ công ty khi bị tai nạn lao động nhẹ trong giờ làm việc?

Khi nào người lao động không được hưởng chế độ từ công ty khi bị tai nạn lao động nhẹ trong giờ làm việc?

Căn cứ tại Điều 40 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về các trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ công ty khi bị tai nạn lao động bao gồm:

-Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

-Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

-Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Theo đó, người lao động sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động từ người sử dụng lao động vì các nguyên nhân theo quy định trên.

3. Người sử dụng lao động có phải bồi thường thiệt hại cho người lao động bị tai nạn lao động trong giờ làm việc không?

Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về trách nhiệm bồi thường của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động  không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra như sau:

-Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

-Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4  Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

Như vậy, nếu tai nạn lao động không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra thì được bồi thường theo mức nêu trên. 

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về tai nạn lao động trong giờ làm việc

Trên đây là những thông tin cơ bản về tai nạn lao động trong giờ làm việc. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực lao động, dân sự, hình sự, đầu tư mà còn nhiều dịch vụ khác. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp