Hợp đồng “là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Hợp đồng mua bán nợ là văn bản ghi thỏa thuận về giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ. Vậy hợp đồng mua bán nợ sẽ bị chấm dứt trong trường hợp nào? Bài viết dưới đây, NPLaw làm rõ hơn về vấn đề liên quan đến lĩnh vực này nhé.
Theo quy định của pháp luật, hợp đồng có thể được chấm dứt theo các thời điểm sau:
Chấm dứt hợp đồng do hợp đồng đã được hoàn thành được hiểu là khi các bên đã thực hiện đúng và đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình với bên kia. Đối với hợp đồng mà một bên chỉ có quyền, một bên chỉ có nghĩa vụ (hợp đồng đơn vụ) thì hợp đồng sẽ hoàn thành khi bên có nghĩa vụ hoàn thành xong nghĩa vụ của mình
Trong các trường hợp bên có nghĩa vụ không có khả năng để thực hiện hợp đồng hoặc nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng có thể sẽ gây ra tổn thất cho một hoặc hai bên thì các bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
Hợp đồng đã giao kết chấm dứt tại thời điểm các bên thỏa thuận.
Khoản 1 Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp chấm dứt hợp đồng khi bị hủy bỏ bao gồm:
Điều 428 Bộ luật Dân sự quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau:
“1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.”
Như vậy, một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể do sự vi phạm hợp đồng của một bên hoặc là ý chí chủ quan của bên thực hiện quyền đơn phương, không muốn tiếp tục tham gia hợp đồng. Đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng quy định tại Khoản 1 của Điều 428 thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại. Và theo căn cứ tại Khoản 5 tại Điều 428, những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng khác so với các trường hợp tại Khoản 1 này thì được coi là vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng. Lúc này được hiểu bên đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải đang thực hiện quyền đơn phương của mình mà là bên vi phạm nghĩa vụ dân sự.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 422 Bộ luật Dân sự 205 quy định về trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn, theo đó trong những trường hợp đối tượng của hợp đồng là một vật đặc định hoặc đơn chiếc mà do bị mất hoặc bị tiêu hủy hay các lí do khác nên vật đó không còn thì hợp đồng đó đương nhiên được coi là chấm dứt vào thời điểm vật là đối tượng của hợp đồng không còn, đồng thời cũng không có sự thay thế đối tương khác.
Theo quy định tại Điều 383 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Chấm dứt nghĩa vụ khi vật đặc định không còn
Như vậy, đây là trường hợp khi giao kết hợp đồng, đối tượng của hợp đồng vẫn còn và đảm bảo việc thực hiện được. Nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà đối tượng không còn nữa.
Theo Điều 420 BLDS, hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
Trong những trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản; bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Khi có yêu cầu đàm phán lại của bên có lợi ích bị ảnh hưởng thì bên còn lại phải đồng ý đàm phán; không được trốn tránh hay gây bất lợi cho người có lợi ích bị ảnh hưởng.
Nếu các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý; thì một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định; sửa đổi hợp để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi.
Như vậy, khi hoàn cảnh thay đổi và thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại Điều 420 Bộ luật Dân sự thì hợp đồng có thể chấm dứt.
Không phải trong mọi trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các tổ chức khác giao kết hợp động chấm dứt hoạt động thì hợp đồng đều được coi là chấm dứt. Theo căn cứ này, chỉ những hợp đồng nào mà do tính chất của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó hoặc do các bên đã thỏa thuận trước là người có nghĩa vụ phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đó hay chỉ người có quyền mới được hưởng lợi ích phát sinh từ hợp đồng thì khi họ chết, hợp đồng mới được chấm dứt.
Bộ luật dân sự 2015 với tư cách là bộ luật chung sẽ đảm bảo sự điều chỉnh của các văn bản luật chuyên ngành về lĩnh vực nhất định và với mỗi lĩnh vực sẽ có những trường hợp đặc biệt được chấm dứt hợp đồng.
Điều kiện chấm dứt hợp đồng mua, bán nợ sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể theo mục II nêu trên mà sẽ thỏa mãn các điều kiện khác nhau cho từng trường hợp
Bước 1: Tiến hành thương lượng với đối tác về việc chấm dứt hợp đồng.
Bước 2: Ra quyết định chấm dứt hợp đồng.
Bước 3: Gửi thông báo chấm dứt hợp đồng cho đối tác.
Bước 4: Đối chiếu và xác nhận công việc hoàn thành, công nợ khi hợp đồng đã chấm dứt.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư 19/2013/TT-NHNN Quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về Quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mua, bán nợ của Công ty Quản lý tài sản bao gồm các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Có bằng chứng về việc khoản nợ xấu đã mua không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 19/2013/TT-NHNN.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 19/2013/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 32/2019/TT-NHNN Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Là khoản nợ xấu theo quy định tại khoản 7a Điều 3 Thông tư này;
b) Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm;
c) Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ, trong đó phải đảm bảo tối thiểu các yêu cầu sau:
(i) Hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay, hợp đồng ủy thác cấp tín dụng, hợp đồng mua bán nợ, hợp đồng mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, hợp đồng bảo đảm phải thể hiện rõ các quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng, trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay, bên bảo đảm, bên có nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng;
(ii) Khoản nợ xấu chưa dùng để bảo đảm nghĩa vụ của tổ chức tín dụng;
(iii) Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật tại thời điểm mua, bán nợ.
Công ty Quản lý tài sản căn cứ quy định của pháp luật liên quan để xác định khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ.
d) Khách hàng vay còn tồn tại;
đ) Giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu hoặc các khoản nợ xấu của một khách hàng vay hoặc các khoản nợ xấu của một nhóm khách hàng vay theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này vào thời điểm bán nợ không thấp hơn 3 tỷ đồng đối với nhóm khách hàng vay và khách hàng vay là tổ chức; không thấp hơn 1 tỷ đồng đối với khách hàng vay là cá nhân hoặc mức khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.” Trường hợp 2: Tổ chức tín dụng bán nợ vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 21, các điểm a, b khoản 3 và khoản 4 Điều 31 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP.
Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định 34/2015/NĐ-CP: Tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt có các nghĩa vụ sau đây:
Theo điểm a, b khoản 3 và khoản 4 Điều 31 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, tổ chức tín dụng bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản có trách nhiệm:
Tổ chức tín dụng bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản và nhận trái phiếu đặc biệt có trách nhiệm:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn