Quy định về công ty Mua bán nợ Việt Nam

Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam (DATC) là một doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu, được công nhận Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt. Vậy công ty mua bán nợ Việt Nam được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây, NPLaw làm rõ hơn về vấn đề liên quan đến lĩnh vực này nhé.

I. Công ty Mua bán nợ Việt Nam là gì?

Mua bán nợ là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ.

Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là việc thực hiện liên tục một hoặc một số hoạt động liên quan đến việc mua bán nợ nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Mua nợ, bán nợ, môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ và dịch vụ sàn giao dịch nợ.

II. Tổng quan về công ty Mua bán nợ Việt Nam

1. Về tổ chức kinh doanh công ty Mua bán nợ Việt Nam có quyền gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 42/2021/TT-BTC có quy định quyền của công ty Mua bán nợ Việt Nam về tổ chức kinh doanh như sau:

  • Kinh doanh các lĩnh vực phù hợp với ngành nghề đăng ký doanh nghiệp và nhiệm vụ Nhà nước giao; mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng và nhiệm vụ từng thời kỳ theo chiến lược phát triển kinh doanh được chủ sở hữu phê duyệt phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Sử dụng vốn và các quỹ hợp pháp của Công ty để kinh doanh theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; sử dụng nguồn vốn của Công ty để mua nợ, tài sản cho mục đích kinh doanh;
  • Áp dụng các hình thức huy động vốn để mở rộng kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Công ty mua bán nợ Việt Nam thực hiện mua nợ, bán nợ; mua, bán tài sản theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải tổ chức theo dõi riêng để xác định rõ kết quả thực hiện;
  • Sử dụng lợi nhuận để trích lập Quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác theo quy định của pháp luật và Quy chế tài chính của Công ty sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước;
  • Khai thác thông tin, dữ liệu có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng các dữ liệu, thông tin theo quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu các doanh nghiệp đã sắp xếp, chuyển đổi sở hữu thuộc đối tượng chuyển giao nợ và tài sản loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện bàn giao nợ và tài sản kèm theo các tài liệu liên quan khi bàn giao nợ, tài sản;
  • Tham gia với các tổ chức, doanh nghiệp trong việc xây dựng và thực hiện phương án tái cơ cấu phục hồi hoạt động cho doanh nghiệp Bên nợ;
  • Sử dụng dịch vụ của bên thứ ba để tham khảo, đánh giá trong hoạt động mua bán, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản và các hoạt động khác;
  • Nghiên cứu để áp dụng hoặc đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc sửa đổi, ban hành các cơ chế và chính sách liên quan đến mua bán, xử lý nợ và tài sản và các lĩnh vực hoạt động khác liên quan, phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế trong lĩnh vực mua bán, xử lý nợ, tài sản và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

2. Công ty Mua bán nợ Việt Nam chịu sự giám sát của Nhà nước trong các hoạt động gì?

Tại Điều 10 Nghị định 129/2020/NĐ-CP Về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mua bán nợ việt nam quy định về nghĩa vụ của công ty Mua bán nợ Việt Nam, thì công ty Mua bán nợ Việt Nam sẽ chịu giám sát của Nhà nước trong các vấn đề: 

  • Thực hiện các quy định về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương;
  • Quỹ tiền lương, thù lao, Quỹ tiền thưởng;
  • Chế độ trả tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và các cán bộ quản lý khác.

3. Công ty Mua bán nợ Việt Nam có mức vốn điều lệ là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 42/2021/TT-BTC quy định về vốn điều lệ của công ty Mua bán nợ Việt Nam là 6.000 tỷ (sáu nghìn tỷ đồng).

4. Công ty Mua bán nợ Việt Nam thuộc loại hình doanh nghiệp nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 42/2021/TT-BTC có quy định về loại hình doanh nghiệp của công ty mua bán nợ Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

5. Công ty Mua bán nợ Việt Nam có phải doanh nghiệp nhà nước không?

Căn cứ theo khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Đồng thời tại khoản 1 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 42/2021/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 123/2021/TT-BTC có quy định như sau: “DATC tổ chức và hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp và Điều lệ này.”Theo đó công ty mua bán nợ Việt Nam hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, như vậy công ty mua bán nợ Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước.

6. Công ty Mua bán nợ Việt Nam có được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện không?

Căn cứ theo điểm khoản 1 Điều 14 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 42/2021/TT-BTC: “Thành lập Chi nhánh, Trung tâm, Văn phòng đại diện, đơn vị hạch toán độc lập, phụ thuộc của Công ty phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy định của pháp luật sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính;”Do đó, công ty mua bán nợ Việt Nam được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

Trên đây là những thông tin cơ bản về công ty Mua bán nợ Việt Nam. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực tài chính mà còn nhiều dịch vụ khác. Đồng thời NPLaw cũng giúp đỡ khách hàng chuẩn bị những hồ sơ, tài liệu khi khách hàng khởi kiện và tham gia tranh tụng tại phiên tòa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi được ủy quyền. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan