Nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng là một hoạt động quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh được pháp luật quy định cụ thể về các trình tự, thủ tục và nội dung pháp lý liên quan. Nhận thấy nhu cầu tìm hiểu thông tin liên quan đến nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, NPLaw xin gửi đến Quý độc giả các thông tin pháp lý hữu ích về nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
Việc nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng không phải hoạt động xa lạ trong hoạt động doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên đây là một hoạt động nhiều rủi ro, có thể đem lại lợi ích kinh tế khi có dây chuyền sản xuất với mức giá thấp nhưng cũng có thể biến doanh nghiệp cũng như nước ta trở thành bãi rác công nghệ khi dây chuyền nhanh hư hỏng, không đem lại hiệu quả tối ưu.
Vì vậy, việc nhập khẩu dây chuyển công nghệ đã qua sử dụng hiện nay còn nhiều vướng mắc cần được các cấp có thẩm quyền liên quan cũng như các doanh nghiệp tham gia xem xét, góp ý hoàn thiện.
Điều kiện để nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được quy định tại Điều 5 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg như sau:
1. Được sản xuất theo tiêu chuẩn:
a) Phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;
b) Trường hợp không có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) liên quan đến dây chuyền công nghệ nhập khẩu, thì dây chuyền công nghệ phải được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với chi tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
2. Công suất (tính theo số lượng sản phẩm được tạo ra bởi dây chuyền công nghệ trong một đơn vị thời gian) hoặc hiệu suất còn lại phải đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế.
3. Mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng không vượt quá 15% so với thiết kế.
4. Công nghệ của dây chuyền công nghệ không thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao quy định tại Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.
5. Công nghệ của dây chuyền công nghệ phải đang được sử dụng tại ít nhất 03 cơ sở sản xuất trong các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD).
Cơ quan cấp phép nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được quy định tại Quyết định 18/2019/QĐ-TTg được bổ sung bởi Quyết định 28/2022/QĐ-TTg tại các Điều 12, Điều 16. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp phép nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng là Bộ Khoa học và Công nghệ.
Theo quy định tại Điều 7 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định trình tự, thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng như sau:
Bước 01: Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ nhập khẩu và tài liệu theo quy định pháp luật về Cơ quan hải quan, nơi đăng ký tờ khai hải quan. Hồ sơ gồm: hồ sơ nhập khẩu theo Luật Hải quan và Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp. Trường hợp nhập khẩu theo ủy thác thì phải có văn bản ủy thác nhập khẩu; Chứng thư giám định được cấp bởi một tổ chức giám định được chỉ định đáp ứng các điều kiện quy định của pháp luật.
Bước 02: Cơ quan hải quan chỉ làm thủ tục thông quan theo quy định khi hồ sơ nhập khẩu và tài liệu đầy đủ, hợp lệ và chứng thư giám định ghi kết luận dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu tại Điều 5 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg.
Trường hợp nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng đối với doanh nghiệp công nghệ cao hoặc dự án hoạt động ứng dụng công nghệ cao hoặc dự án thuộc đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư được áp dụng trình tự, thủ tục quy định riêng.
Khi nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, thương nhân phải chịu các loại thuế như: thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, việc nộp thuế có thể thay đổi tùy thuộc vào loại dây chuyền công nghệ, loại dự án đầu tư, dẫn đến được ưu đãi về thuế hoặc chịu các sắc thuế đặc biệt như thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt …
Theo quy định tại quyết định 28/2022/QĐ-TTg, bổ sung Điều 7a về Hồ sơ, trình tự thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo phương thức đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu đối với doanh nghiệp công nghệ cao hoặc dự án hoạt động ứng dụng công nghệ cao hoặc dự án thuộc đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư, pháp luật cho phép gia hạn khi thực hiện thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng như sau:
“Trường hợp dây chuyền công nghệ có độ phức tạp cao, yêu cầu thời gian lắp đặt, vận hành và giám định dây chuyền công nghệ vượt quá thời gian đã cam kết, chậm nhất 30 ngày trước thời hạn nộp chứng thư giám định, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị gia hạn thời gian nộp chứng thư giám định có xác nhận của tổ chức giám định được chỉ định theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định này về Bộ Khoa học và Công nghệ và cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu. Việc gia hạn chi được thực hiện một lần và thời gian gia hạn nộp chứng thư giám định không vượt quá 6 tháng so với thời điểm doanh nghiệp đã cam kết lần đầu”.
Như vậy, có thể gia hạn khi thực hiện thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng đối với dây chuyền công nghệ có độ phức tạp cao, yêu cầu thời gian lắp đặt, vận hành và giám định dây chuyền công nghệ vượt quá thời gian đã cam kết khi doanh nghiệp công nghệ cao hoặc dự án hoạt động ứng dụng công nghệ cao hoặc dự án thuộc đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt nhập khẩu.
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 28/2022/QĐ-TTg quy định về doanh nghiệp công nghệ cao có thể lựa chọn thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng từ 01/03/2023 như sau:
“Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng
1. Bổ sung khoản 3 Điều 7 như sau:
“3. Nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng đối với doanh nghiệp công nghệ cao hoặc dự án hoạt động ứng dụng công nghệ cao hoặc dự án thuộc đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư:
Doanh nghiệp công nghệ cao hoặc dự án hoạt động ứng dụng công nghệ cao hoặc dự án thuộc đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư được lựa chọn nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo hồ sơ, trình tự thủ tục nhập khẩu quy định tại Điều 7 hoặc theo hồ sơ, trình tự thủ tục nhập khẩu theo phương thức đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu quy định tại Điều 7a Quyết định này”.
Như vậy, doanh nghiệp công nghệ cao được lựa chọn nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng thông thường hoặc theo phương thức đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu theo như quy định trên.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan đến nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các quy định pháp lý liên quan đến nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ pháp lý dày dặn tin rằng sẽ đem lại cho khách hàng sự an tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn