Quy định cấp giấy phép kinh doanh vật tư nông nghiệp

Giấy phép kinh doanh vật tư nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Đây là một trong những công cụ hữu ích của nhà nước để kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và tạo điều kiện công bằng cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông nghiệp. Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ phân tích một số quy định về giấy phép kinh doanh vật tư nông nghiệp theo quy định hiện hành.

Giấy phép kinh doanh vật tư nông nghiệp không chỉ là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý và điều chỉnh hoạt động kinh doanh mà còn là một công cụ quan trọng để đảm bảo an toàn, chất lượng và công bằng trong thị trường vật tư nông nghiệp tại Việt Nam. Việc có giấy phép kinh doanh vật tư nông nghiệp giúp các doanh nghiệp chứng minh rằng họ đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu cần thiết để tham gia vào thị trường này. Qua quá trình cấp phép, cơ quan chức năng có cơ hội kiểm tra và đánh giá năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và tuân thủ các quy định pháp luật của các doanh nghiệp. Ngoài ra, giấy phép còn là cơ sở pháp lý để tổ chức các hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp và minh bạch. Việc có giấy phép giúp xác định rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 2 Điều 60 Luật trồng trọt 2018 quy định vật tư nông nghiệp trong canh tác gồm: Giống cây trồng; Phân bón; Thuốc bảo vệ thực vật; Giá thể trồng cây, màng phủ đất, vật liệu giữ ẩm; Hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng trong hoạt động trồng trọt không thuộc vật tư  phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Ngoài ra, theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT, vật tư nông nghiệp được hiểu như sau: “Vật tư nông nghiệp: bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón hữu cơ và phân bón khác, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý, cải tạo môi trường trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản”.

Như vậy, vật tư nông nghiệp có rất nhiều chủng loại, mặt hàng từ các loại giống cây trồng, vật nuôi đến phân bón, thức ăn, hóa chất và các chế phẩm khác sản xuất trong nông nghiệp, thủy sản.

Hiện nay Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT đã hết hiệu lực và thay thế bằng Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT. Tuy nhiên do Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT không có quy định thế nào là vật tư nông nghiệp nên cần cân nhắc khi sử dụng quy định nêu trên.

Vật tư nông nghiệp là gì?

Hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp là hoạt động được quy định trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Theo đó, kinh doanh vật tư nông nghiệp gồm một số hoạt động sau đây:

-Buôn bán nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống:

+ Bán buôn hoa và cây.

+ Bán buôn động vật sống.

+ Bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản.

-Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu

+ Bán buôn phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp.

Theo quy định của Luật trồng trọt 2018, tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh vật tư nông nghiệp cần đáp ứng các điều kiện cơ bản như sau:

+Có đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh phù hợp theo quy định pháp luật.

+Cây trồng, phân bón phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc.

+Nếu buôn bán phân bón, thuốc trừ sâu thì tổ chức, cá nhân buôn bán phải có kiến thức, trình độ chuyên môn, được tập huấn, bồi dưỡng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+Có địa điểm kinh doanh, kho chứa đủ điều kiện theo quy định.

Như vậy, tổ chức, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện nêu trên khi kinh doanh vật tư nông nghiệp theo quy định.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh vật tư nông nghiệp được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Đối với mỗi loại hình kinh doanh thì người nộp hồ sơ cần chuẩn bị các giấy tờ khác nhau.

*Đối với Hộ kinh doanh:

-Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

-Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

-Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

-Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

*Đối với doanh nghiệp tư nhân: 

-Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

-Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

*Đối với Công ty hợp danh: 

-Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

-Điều lệ công ty.

-Danh sách thành viên.

-Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

-Bản sao các giấy tờ pháp lý, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

*Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần: 

-Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

-Điều lệ công ty;

-Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần;

-Bản sao các giấy tờ pháp lý, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

*Đối với Công ty TNHH một thành viên: 

-Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

-Điều lệ công ty;

-Bản sao các giấy tờ pháp lý, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Như vậy, tương ứng với loại hình doanh nghiệp mà người đăng ký lựa chọn, người đăng ký doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ xin giấy đăng ký kinh doanh vật tư nông nghiệp .

Quy định về cấp giấy phép kinh doanh vật tư nông nghiệp

Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cơ quan đăng ký kinh doanh gồm:

+Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).

+Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh (bao gồm giấy phép kinh doanh ngành nghề về vật tư nông nghiệp) là Phòng Đăng ký kinh doanh và Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. 

Lệ phí khi đăng ký kinh doanh được quy định như sau:

-Đăng ký hộ kinh doanh: Mức lệ phí cụ thể do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định (thông tư 85/2019/TT-BTC).

-Đăng ký doanh nghiệp (theo Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp quy định tại Thông tư số 47/2019/TT-BTC): 

+ Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần.

+ Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/lần.

Như vậy, phí, lệ phí khi xin giấy phép kinh doanh vật tư nông nghiệp theo quy định trên.

Để kinh doanh vật tư nông nghiệp, tổ chức, cá nhân cần đăng ký kinh doanh theo một trong số các loại hình kinh doanh hiện nay như sau:

+Hộ kinh doanh;

+Công ty TNHH một thành viên;

+Công ty TNHH hai thành viên trở lên;

+Công ty cổ phần;

+Công ty hợp danh;

+Doanh nghiệp tư nhân.

Như vậy, tổ chức, cá nhân có thể cân nhắc lựa chọn một trong số các loại hình kinh doanh vật tư nông nghiệp tùy theo nhu cầu, khả năng của mỗi doanh nghiệp, cá nhân.

Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về giấy phép kinh doanh vật tư nông nghiệp. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý Khách hàng.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan